Trần Tế Xương cả đời hầu như làm thơ trào phúng, ông triệt để khai thác đề tài thi cử, những điều mắt thấy tai nghe. Tú Xương dám vạch trần, đả kích thẳng tay sự tha hóa của những bộ phận xã hội trước ma lực của đồng tiền của tầng lớp nho sĩ cuối mùa. Sau đây, Thieuhoa xin chia sẻ tập thơ trào phúng của Tú Xương (Trần Tế Xương) đặc sắc. Hãy dành thời gian trải nghiệm bạn nhé !
1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tú Xương
1.1 Cuộc đời:
Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần Tế Xương. Ông sinh ngày 10-8-1870 tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Ðịnh và mất ngày 20-1-1907 ở làng Ðịa Tứ cùng huyện.
Tú Xương là một người rất thông minh, tính tình thích trào lộng. Có nhiều giai thoại kể về cá tính của ông.
Cuộc đời Tú Xương lận đận về thi cử. Tám khoa đều hỏng nên dấu ấn thi rớt in đậm nét trong tiềm thức Tú Xương.
Ông cưới vợ rất sớm. Phạm Thị Mẫn từ một cô gái quê Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ. Tiếng có miếng không, gặp hay chăng chớ trở thành bà Tú tần tảo một nắng hai sương. Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng. Ông Tú vẫn có thể có tiền để ăn chơi nhưng gia cảnh nghèo túng, việc nhà trông cậy vào một tay bà Tú.
Có thể nói, việc hỏng thi và cảnh nghèo của gia đình là nguồn đề tài phong phú trong sáng tác của Tú Xương.
Chân dung nhà thơ Tú Xương
1.2 Sự nghiệp sáng tác:
Trần Tế Xương cả đời hầu như làm thơ trào phúng, ông triệt để khai thác đề tài thi cử, những điều mắt thấy tai nghe. Tú Xương dám vạch trần, đả kích thẳng tay sự tha hóa của những bộ phận xã hội trước ma lực của đồng tiền của tầng lớp nho sĩ cuối mùa. Bên cạnh thơ trào phúng, Tú Xương còn để lại những bài thơ trữ tình thắm thiết. Có người đã tôn vinh tác giả Trần Tế Xương là “nhà thơ thiên tài”, tác phẩm Trần Tế Xương để lại cho nền văn học dân tộc quả là khiến người ta phải nể phục.
Những nỗi đau buồn, phẫn uất riêng của nhà thơ một người giàu lòng yêu thương luôn thao thức với đời đã hòa chung với nỗi đau của dân tộc thời bấy giờ. Hầu hết nội dung trong tác phẩm của ông là vĩnh hằng trong văn chương dân tộc. Trong sự nghiệp cầm bút của mình ông để lại cho nền văn học dân tộc với số lượng tác phẩm trên 150 bài thơ đủ các thể loại đều nói về khoa cử, nho học và cảnh nghèo khó của dân trong hoàn cảnh đất nước.
Ông còn nổi tiếng là ngòi bút trào phúng, châm biết phê phán chế độ phong kiến mục nát, quan lại, tay sai cho giặc. Đặc biệt, Tú Xương còn khai thác thêm đề tài viết về vợ của mình có bài thơ “Thương vợ” để bày tỏ tình yêu thương với người vợ đã chịu thương chịu khó lo cho gia đình. Tế Xương mượn hình ảnh đó để ca ngợi hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn tần tảo, thương chồng, thương con nhẫn nại, quên mình.
Những tác phẩm tiêu biểu:
Tác giả đã có tới khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát), ngoài ra có một số bài văn tế, phú, câu đối.
Tú Xương con người và nhà thơ của Trần Thanh Mại, Trần Tuấn Lộ – nhà xuất bản Văn hóa
Thơ văn Trần Tế Xương – nhà xuất bản Văn học (1970)
Tú Xương thi tập do nhà sách Phúc Chí – 95 Hàng Bồ, Hà Nội
Trông dòng sông Vị (Văn chương và thân thế Trần Tế Xương)
Vị Xuyên thi văn tập của Sở Cuồng (tức Lê Dư), Nam Kỳ thư quán (1931 – sau có tái bản)
2. Tiếng cười trào phúng trong thơ Tú Xương
Trong làng thơ trào phúng ấy, tiếng cười trào phúng của Tú Xương đã vượt trội hơn hẳn và giữ một vị trí cao. Nếu cái cười của Hồ Xuân Hương lấp lửng hai mặt chỉ nhằm lố bịch hóa đối tượng, cái cười của Nguyễn Khuyến thâm trầm, kín đáo của bậc đại nhân; thì cái cười của Tú Xương lại phong phú linh động đến tột bực. Chính cái đa sắc điệu đó đã giúp nhà thơ non Côi sông Vị trở thành người ghi công đầu cho nền thi ca trào phúng của nước nhà.
Tài sản văn chương của ông chỉ độ khoảng trăm bài, nhưng lại chiếm một vị trí thật đặc biệt trên thi đàn Việt Nam. Nhà thơ Nam Định ấy đã cất tiếng lên, mà ai đã nghe thì không quên được, không quên nỗi. Đó là tiếng cười dân tộc đã thêm âm sắc, thêm đốt khớp nên co duỗi linh động, thoải mái. Đó là lý do vì sao đã hơn một thế kỷ mà thơ Tú Xương vẫn không bị bụi thời gian phủ mờ, lại còn phổ biến rộng khắp.
Nhưng nếu chỉ nói Tú Xương đã thừa hưởng trọn vẹn di sản trào phúng của dân tộc cả bình dân lẫn bác học thì đó mới chỉ là nguyên nhân xa. Bởi tiếng cười trào phúng của Tú Xương còn được bắt rễ từ chính hiện thực cuộc sống đã kích thích mạnh mẽ trí phán đoán của ông, và trở thành thi liệu độc đáo cho ông sáng tác.
Tiếng cười trào phúng trong thơ Tú Xương
Trần Tế Xương sống trong bối cảnh giao thời của xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX. Đó là khi những tháng năm cuối cùng của một xã hội phong kiến lỗi thời đang tắt và một xã hội thực dân nửa phong kiến đang hình thành mà vừa ló mặt đã đầm đìa máu và nước mắt. Cụ thể hơn, Tú Xương sống và sáng tác vào thời kì thoái trào của phong trào chống Pháp, và bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Tuổi thơ của ông trôi qua trong tiếng súng thắng trận của kẻ thù. Những tháng ngày oanh liệt của quê hương chống Pháp cũng chỉ còn âm vang trong miền kí ức của ông. Vì vậy ở Nam Định, ông chỉ nghe những lời xì xào bàn tán về chuyện ông Tây bà đầm, chuyện những kẻ hãnh tiến gặp thời phất lên như diều gặp gió…
Ngay cả bản thân thành Nam quê ông cũng bị biến thành xã hội tư bản thu nhỏ với những cuộc va chạm tư tưởng và tác phong Đông- Tây đang diễn ra gay gắt. Sự xung đột lịch sử đó còn đẻ ra một giai cấp mới với nhiều thành phần hỗn tạp: phú nông, phú thương, cường hào và cả một số sĩ phu xu thời nữa. Và bức tranh xã hội đó đã trở thành đối tượng để Trần Tế Xương châm biếm, trào lộng.
Trong xã hội đen tối đó, cuộc đời Tú Xương là cả một chuỗi dài bi kịch. Là một con người tài năng, nhưng Tú Xương lại không thể đem cái tài đó ra thi thố với đời. Không thể và không bao giờ hòa tan vào xã hội lố lăng lúc bấy giờ nên ông bị gạt ra bên lề xã hội, côi cút, quanh quẩn với nỗi bi kịch của mình.
Bế tắc về lí tưởng, thiếu lòng tin vào bản thân và cuộc đời, luẩn quẩn trong hành động, Tú Xương không biết làm gì hơn. Và nhà thơ non Côi sông Vị ấy đã hoán cải những bi kịch xã hội cùng sự thất vọng cá nhân thành một chuỗi cười dài trên bờ sông nhân thế.
Đó chính là những nhân tố khách quan và chủ quan khiến Trần Tế Xương ý thức hóa trào phúng hóa thơ mình. Nhờ vậy, thơ của “đỉnh cô phong” (Đào Thái Tôn) ấy luôn được nhân dân ngàn đời yêu thích.
>>>Đừng bỏ lỡ: TOP 55+ bài thơ trào phúng hay, độc đáo của các nhà thơ nổi tiếng
3. CHÙM thơ trào phúng của Tú Xương (Trần Tế Xương) đặc sắc
Thơ văn của tác giả Tú Xương cho thấy đây là một nhà thơ trào phúng xuất xắc, một bậc “thần thơ, thánh chữ”. Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của tác giả Trần Tế Xương chính là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình để thể hiện được nỗi lòng của mình với con người, đất nước Việt Nam.
Mùa Nực Mặc Áo Bông
Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông,
Tưởng rằng ốm dậy hoá ra không!
Một tuồng rách rưới con như bố,
Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng.
Đất biết bao giờ sang vận đỏ?
Trời làm cho bõ lúc chơi ngông!
Gần chùa gần cảnh ta tu quách,
Cửa Phật quanh năm sẵn áo sồng.
Tinh thần trào lộng, tự giễu cợt trong bài thơ "Mùa nực mặc áo bông" thật lớn. Biết tự cười mình luôn là bản lĩnh rất lớn và ngạo nghễ của những người có cá tính. Với Tú Xương, ông tự thấy bản thân có những nghịch lý để tự trào. Ông không có nhiều quần áo, chỉ có một tấm áo bông rất đẹp. Do đó, khi phải tiếp khách, dù trời nóng phát sốt, ông vẫn phải mặc áo rét. “Bức sốt mà mình vẫn áo bông - Tưởng rằng ốm dậy hóa ra không”. Cảnh đó thật buồn cười, nhưng sau cái cười là sự thương cảm với thân phận nhà thơ nghèo khổ.
Năm Mới Chúc Nhau
Bài thơ: "Năm mới chúc nhau" của Tú Xương
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời.
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người.
Bài thơ "Năm mới chúc nhau" châm biếm, giễu cợt, khinh ghét lối sống lố lăng kệch cỡm của những kẻ giàu sang, hãnh tiến đang nhắm mắt làm ngơ trước cảnh đời nô lệ, dân chúng lầm than, Tú Xương giống một tiếng chuông cảnh tỉnh, phê phán.
Tiếng chuông ấy, thái độ thẳng thắn ấy, xét đến cùng, bắt nguồn từ một khao khát nhân bản: làm sao để cho cuộc đời được tốt đẹp hơn, làm sao phải xóa sạch kiểu chúc Tết khác “giống người” mà chắc chắn, hơn một lần Tú Xương đã phải đau lòng chứng kiến.
Tự Cười Mình
1.
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mắt thời thao láo, mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh
Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi
Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành2.
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười thằng bé nó hay chơi
Cho hay công nợ âu là thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời
Tiền bạc phó cho con mụ kiếm
Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi
Còn dăm ba chữ nhồi trong bụng
Khéo khéo không mà nó cũng rơi.
Tinh thần trào lộng, tự giễu cợt trong bài thơ "Tự cười mình" thật lớn. Biết tự cười mình luôn là bản lĩnh rất lớn và ngạo nghễ của những người có cá tính. Với Tú Xương, ông tự thấy bản thân có những nghịch lý để tự trào.
>>>ĐỪNG BỞ LỠ: CHÙM thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương châm biếm sâu cay
Bỡn Tri Phủ Xuân Trường
Tri phủ Xuân Trường được mấy niên
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên.
Chữ “thôi” chữ “cứu” không phê đến,
Ông chỉ quen phê một chữ “tiền”!
"Bỡn tri phủ Xuân Trường" không chỉ là một bức tranh châm biếm về quan lại thời xưa mà còn là bài học đắng ngắn về ưu tiên sai lầm của con người. Trần Tế Xương thông qua bài thơ này đã để lại dấu ấn của mình trong lòng độc giả, mở ra không gian để suy ngẫm về giá trị và ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Tác phẩm này không chỉ là một đề tài thơ hài hước mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, thức tỉnh tâm hồn và đặt câu hỏi về ý nghĩa của sự thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.
Bợm Già
Thầy thầy tớ tớ, phố xênh xang,
Thoạt nhác trông ra ngỡ cóc vàng.
Kiện hết sở Tuần, vô sở Sứ
Khi thì thầy số, lúc thầy lang.
Công nợ bớp bơ hình chúa Chổm,
Phong lưu đài các giống ông hoàng.
Phong lưu như thế phong lưu mãi,
Điếu ống, xe dài độ mấy gang?
Bài thơ “Bợm Già” trong nhiều tác phẩm thơ ca, tập thơ của Trần Tế Xương thuộc danh mục thơ Tú Xương một trong những nhà thơ Việt Nam vĩ đại và tiêu biểu. Bài thơ giễu cợt một tay bợm đóng nhiều vai, thầy lang, thầy bói, thầy dùi. Tên này thường luồn lọt vào các công sở để xui nguyên giục bị kiện nhau.
Ông cò
Hà Nam danh giá nhất ông cò
Trông thấy ai ai chẳng dám ho
Hai mái trống toang đành chịu dột
Tám giờ chuông đánh phải nằm co
Người quên mất thẻ âu trời cãi
Chó chạy ra đường có chủ lo
Ngớ ngẩn đi xia may vớ được
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to!
Bài thơ "Ông cò" của tú xương được coi là một bài thơ trào phúng. Trong bài thơ này, tú xương sử dụng ngôn ngữ châm biếm để chỉ trích những người quan lại, những kẻ rởm đời và những người theo đuổi tiền bạc mà không quan tâm đến lương tâm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các bài thơ của tú xương đều mang tính chất trào phúng, mà còn có những bài thơ trữ tình và biểu đạt tình cảm sâu sắc.
Thói đời
Người bảo ông điên, ông chẳng điên,
Ông thương ông tiếc hoá ông phiền.
Kẻ yêu người ghét hay gì chữ,
Đứa trọng thằng khinh chỉ vị tiền.
Ở bể ngậm ngùi cơn tới lạch,
Được voi tấp tểnh lại đòi tiên.
Khi cười khi khóc khi than thở,
Muốn bỏ văn chương học võ biền!
Bài thơ "Thói đời" thể hiện sự chán nãn với thời cuộc cũng như nghề làm thơ của chính tác giả trong xã hội xưa. Qua đó, Tú Xương cho chúng ta thấy một sự thật về xã hội phong kiến xưa, nơi đó những người có tài văn chương như ông không được trọng dụng, vì vậy phải sống trong cảnh nghèo khổ, cùng cực.
Quan tại gia
Một ngọn đèn xanh, mấy quyển vàng,
Bốn con làm lính, bố làm quan.
Câu thơ, câu phú, sưu cùng thuế,
Nghiên mực, nghiên son, tổng với làng.
Nước quạt chưa xong, con nhảy ngựa,
Trống hầu vừa dứt, bố lên thang.
Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ,
Đem chuyện trăm năm giở lại bàn.
Thơ trào phúng của Tú Xương rất phong phú, vì nó là tấm gương soi chiếu cuộc đời nên cuộc đời có gì thì nó hiện lên, không phân biệt đề tài lớn, nhỏ. Chuyện những kẻ dốt nát lại được làm quan, việc thi cử và thái độ ngạo mạn của bọn thực dân được ông chế giễu một cách sâu cay. Bài thơ trên đây là một ví dụ.
Ba cái lăng nhăng
Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được thứ nào hay thứ đó
Có chăng chừa rượu với chừa trà
Vịnh Khoa thi hương (Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu)
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
Bài thơ "Ba cái lăng nhăng" chính là lời tự trào của tác giả về bản thân mình. Chính xã hội đó đã biến ông thành một người vô dụng. Đã “ăn bám vợ” lại còn mê rượu, trà lẫn gái. Ông đã mượn lời chửi mình để chửi người, chửi cái xã hội phong kiến thối nát.
Đất Vị Hoàng
Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông.
Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
Keo cú người đâu như cứt sắt,
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng.
Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,
Có đất nào như đất ấy không?
Bằng nghệ thuật châm biếm, câu hỏi tu từ đầu cuối tương ứng, bài thơ "Đất Vị Hoàng" đã vạch trần được bộ mặt thật của xã hội nửa phong kiến đồng thời qua đây nhà thơ Tú Xương cũng bày tỏ thái độ tố cáo, đả kích sâu cay với những con người vì đồng tiền mà đánh mất giá trị bản thân, giá trị đạo đức xã hội. Đó là nỗi đau của người trong cuộc, đớn đau trước vận mệnh đất nước.
Đi Hát Mất Ô
Đêm qua anh đến chơi đây
Giày chân anh dận, ô tay anh cầm
Rạng ngày sang trống canh năm
Anh dậy, em hãy còn nằm trơ trơ
Hỏi ô, ô mất bao giờ
Hỏi em, em cứ ậm ờ không thưa
Chỉn e rầy gió mai mưa
Lấy gì đi sớm về trưa với tình?
Bài thơ “Đi Hát Mất Ô” trong nhiều tác phẩm thơ ca, tập thơ của Trần Tế Xương thuộc danh mục thơ Tú Xương một trong những nhà thơ Việt Nam vĩ đại và tiêu biểu. Bài thơ mang nét trào phúng đặc sắc, là tiếng cười giễu cợt sâu cay một bộ phận trong xã hội thối nát đương thời.
Vịnh Khoa thi hương (Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu)
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
Bài thơ miêu tả chi tiết về khoa thi Hương. Đầu tiên là miêu tả về kì thi, tiếp đến tác giả miêu tả cảnh tượng đi thi của các sĩ tử, quan trường, những ông to bà lớn tại trường thi. Với hình ảnh sĩ tử lôi thôi vai đeo lọ, quan trường miệng thét loa, lọng cắm rợp trời, váy lê quét đất. Một hiện thực xã hội lúc bấy giờ vô cùng đau buồn, nhốn nháo, nhố nhăng, nhưng cũng trữ tình thấm thía bao cay đắng, tủi nhục.
Vì Tiền
Vì chưng chẳng có, hoá thân hèn,
Hổ với anh em, chúng bạn quen.
Thuở trước chơi bời còn quyến luyến,
Bây giờ đi lại dám mon men!
Giàu sang, âu yếm, tình quen thuộc,
Bần tiện, thờ ơ, dạ bạc đen.
Ví khiến trong tay tiền bạc có
Nói dơi nói chuột, chán người khen.
Nói về đề tài, có lẽ cũng nhiều người như Tú Xương đã khai thác tiếng cười từ những chệch choạc, nhố nhăng trong xã hội và tự cười nhạo chính mình để nói lên những thói tật của đời sống. Nhưng về mặt nghệ thuật, Tú Xương đã tạo nên được một giọng điệu rất riêng bởi cá tính độc đáo của mình. Hi vọng, sau khi chia sẻ cùng chùm thơ trào phúng của Tú Xương (Trần Tế Xương) đặc sắc trên đây, bạn cảm nhận sâu sắc hơn về điều này.
>>>XEM THÊM: TOP 55+ bài thơ Tú Xương (Trần Tế Xương) "bất tử" cùng thời gian