phone messenger zalo

TOP 55+ bài thơ trào phúng hay, độc đáo của các nhà thơ nổi tiếng

Thiều Hoa » Blog » Thơ hay » TOP 55+ bài thơ trào phúng hay, độc đáo của các nhà thơ nổi tiếng
Theo dõi Thiều Hoa trên Thiều Hoa Google News
Cùng Thieuhoa chia sẻ TOP 55+ bài thơ trào phúng hay, độc đáo của các nhà thơ nổi tiếng sau đây để có thêm nhiều giây phút trải nghiệm thú vị bạn nhé !

Từ xưa đến nay, thơ trào phúng là thể thơ độc đáo được nhiều nhà thơ chuyên và không chuyên lựa chọn để thông qua các lời lẽ dù rất kín đáo và bóng bẩy nhưng vẫn chứa yếu tố cười nhạo, mỉa mai, phóng đại, châm biếm,…. để phê phán những điều tiêu cực, lỗi thời, xấu xa trong xã hội. Cùng Thieuhoa chia sẻ TOP 55+ bài thơ trào phúng hay, độc đáo của các nhà thơ nổi tiếng sau đây để có thêm nhiều giây phút trải nghiệm thú vị bạn nhé !

1. Thơ trào phúng là gì ? Đặc điểm của thơ trào phúng

Thơ trào phúng là thể thơ, người viết xây dựng tiếng cười để củng cố lại tư tưởng, tình cảm, để con người chống lại được những lạc hậu, thoái hóa, đả kích và vạch mặt kẻ thù. Loại thơ trào phúng thường đánh vào hành động và tư tưởng mang bản chất thù địch với con người.

Thơ trào phúng còn vạch rõ giữa mâu thuẫn của sự vật với cái bên ngoài, bên trong, người đọc có thể dễ dàng nhận thấy sự mỉa mai, châm biếm. Lối thơ được sử dụng thường xuyên là chơi chữ, phóng đại, so sánh,… Thơ trào phúng có hai loại:

- Thơ đả kích: Việc dùng tiếng cười để vạch trần mặt nạ của kẻ thù sẽ có sức công phá mãnh liệt.

- Thơ châm biếm: Lối thơ hài hước nhưng bao hàm cả việc phê phán, nhằm mục đích giáo dục con người, xã hội bằng tiếng cười nhẹ nhàng, dí dỏm nhưng sâu sắc.

tho-trao-phung 0

Thơ trào phúng là gì?

Đặc điểm của thơ trào phúng:

- Thơ trào phúng thường sử dụng tiếng cười để phê phán, lên án những vấn nạn trong cuộc sống, về những thói hư tật xấu của con người bằng lối nói hài hước. Nội dung của thơ trào phúng cũng là để so sánh sự mâu thuẫn của cái khách quan bên ngoài đối với cái chủ thể bên trong của sự vật, sự việc. Qua việc phê phán, lên án ấy cũng là những lời khuyên rút ra bài học về nhận thức, suy nghĩ cũng như đạo đức của con người trong cuộc sống xã hội.
- Thơ trào phúng thường dùng những yếu tố nghệ thuật sau:

+ Lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay là những lời nói mát mẻ sâu cay

+ Những yếu tố bất ngờ trong mạch thơ

+ Dựa vào kết cấu của bài thơ

+ Những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường hay là phá vỡ những khuôn khổ quen thuộc của cuộc sống.
- Trong thơ trào phúng có một số loại giọng điệu cơ bản: hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích,…

2. Cập nhật những bài thơ trào phúng hay của các nhà thơ hiện đại

Không chỉ các nhà thơ xưa, các nhà thơ thời hiện đại ngày nay vẫn yêu thích thể thơ trào phúng. Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, các nhà thơ đã mang lại tiếng cười mỉa mai, phê phán những thói hư, tật xấu ở đời. Cùng chia sẻ để chọn bài thơ yêu thích bạn nhé !

tho-trao-phung 1

Thơ trào phúng hay

Lừa đảo

Tác giả: Hải Đăng

Nếu một lần bị lừa
Sẽ một lần bớt dại
Nếu thêm một lần nữa
Sẽ một lần cứng cáp

Nếu vài lần bị lừa
Người sẽ lỳ phản ứng
Cảnh giác là nón đỡ
Phòng vệ dần bản năng

Ai chẳng may bị lừa
Sẽ đứng lên bước tiếp
Kẻ lừa, kiếm ăn mãi
Sẽ nhổ râu trong tù.

Đại thầy thuốc bị bắt!

Tác giả: Hải Đăng

Xôn xao chuyện thầy thuốc
Ăn chặn tiền bệnh nhân
Cái án to cột đình
Nâng thiết bị miếng mỏ

Cái quan trọng ông to
To danh hiệu cao quý
Mà lòng dạ hiểm độc
Ngỡ chuyện đùa trần gian

Nghĩ đâm thêm bực tức
Và ngán ngẩm đi thôi
1 tâng 5 sút bóng
Nhận cả đống lương tâm?

Mai ngày ngồi trong khám
Đếm lá rụng vàng rơi
Hỏi bao người khốn khó
Lệ nào rớt quanh đây!

Chuột Khóc Mèo

Tác giả: Đinh Kim Chung

Vào tháng Mão, năm gà, ngày Tý
Chuột tao say bí tỉ rời hang
Nghe tin Mèo đến thiên đàng
Tao không cầm nổi hai hàng lệ rơi

Này mèo hỡi! Mày xơi thịt lắm
Bụng trương phềnh, lại khắm và chua
Mày toàn chén thức ăn thừa
Chê tao vừa nhỏ lại vừa bị hôi

Đời chuột quả là đời vô phước
Tuổi thọ luôn phụ thuộc vào mày
Rất may thời thế đổi thay
Chứ không chắc chắn là mày nuốt tươi

Mày được sống với người, với chủ
Đôi khi còn được ngủ chung chăn
Được coi võ thuật khỏa thân
Còn tao chui lủi khó khăn cực kỳ

Mày hay dọa tao thì mất mật
Giải phẫu tao đúng thật có đâu
Cũng may không bọn nhà giàu
Nó ngâm mật với rượu màu càng toi

Mày không sợ thiệt thòi chi cả
Chỉ là phim hoạt họa buồn gì
Mèo Tôm sợ chuột Jery
Còn trong thực tế mày đì chết luôn

Loài người mỗi lúc buồn, lúc khổ
Họ thường xơi “tiểu hổ” rượu ta
Tìm mày họ mổ phanh ra
Thân người cho lắm, chết bà mày chưa!

Tao rất sợ ngày xưa trở lại
Đói thối mồm lấy cái chi xơi?
Rồi mày lại chén chuột thôi
Khóc mày nhưng bụng mừng ơi là mừng!

Chuyện Của Ếch

Tác giả: Đinh Kim Chung

Ếch ta nằm sấp đã quen
Hôm nay nằm ngh” ướt khô cũng thừa

Nhưng vì nhân tiửa nhìn lên khung trời

Tự dưng bụng chướng xì hơi
Pít tông dồn nén mấy lời chua ngoa

Nhân gian ai cũng chửi ta
“Ếch ngồi đáy giếng” nhìn ra lạc loài
Lại nghe “nước đổ lá khoai”
Đành leo lên đó nằm dài cho khô

Cả đời ếch…cóc cần ô

“Nhẵn như đít ếcện trời mưa
Ếch xin ôn lại chuyện chưa kể rằng

Tình hình trong…nước rất căng
Có loài đỉa đói không răng cắn người
Chúng thường ham thích máu tươi
Sống dai bị cắt làm mười chẳng sao

Bọn tôm thì thích nhảy cao
Đuôi cong đít lộn lên đầu thường xuyên
Bọn lươn, bọn chạch da trơn
Cả đời luồn lách dưới bùn đen kia

Bọn Trê lợi dụng râu ria
Để che đôi ngạnh chuyên chìa ra đâm
Bọn ba ba lặn sủi tăm
Ngậm mồm, sấm đánh cái rầm mới thôi

Bọn trai, sò, hến, ốc nhồi
Lại dùng vỏ cứng thay đôi mắt mù
Bọn cua ngang quá hóa ngu
Hai càng tám cẳng chẳng thu vào giùm

Thế còn bọn chuối lum khum
Nhiều khi đắm đuối vì đùm bọc con
Đòng đong, cân cấn, rô ron
Chép, trôi, mè, trắm…vẫn còn khá đông

Bọn này sống cũng như không
Chỉ quăng mẻ lưới là xong cuộc đời
Ếch ta chán nước lắm rồi
Lên đây nằm ngửa nhìn trời xem sao

Trên bờ chẳng tốt là bao
Chim muông cũng muốn bổ nhào xơi ta
Vài con rắn lưỡi thè ra
Vo ve lũ muỗi như là trấu bay

Lũ ruồi cũng đến bu đầy
Mấy đàn kiến cỏ đợi ngày ếch thăng…
Cực kỳ căng! Cực kỳ căng
Phải chăng ở nước? Phải chăng lên trời?

Ếch ta vắt cẳng xì hơi
Tiếng kêu …ộp ộp mấy lời ai nghe?!

Phố Mộ

Tác giả: Đinh Kim Chung

Một bữa về quê nắng xế tà
Qua vùng lạnh lẽo cánh đồng ma
Khói nhang quạnh quẽ ơ thờ khói
Phố mộ lom khom những cụ già

Lạnh gáy hồn ai cứ rập rình
Cánh đồng ma chắc đã nhiều linh
Người dương dẫu khổ, người âm sướng
Những dãy mồ hoang mới trở mình

Có mộ người khôn họ bảo rồ
Do hồi chửa chết chống tham ô
Bởi thua nghĩ quẩn lao đầu hố
Ôm hận ngàn thu xuống đáy mồ!

Mộ kẻ làm quan nổi một thời
Nhưng vì muốn giết bỏ bầy dơi
Tự nhiên đổ bệnh u phình tướng
Dại quá! Cành que lại chống giời

Có mộ chàng trai khỏe cực kỳ
Nhưng nghiền thuốc phiện mới làm bi
Tự dưng máu dãi sùi ra mép
Nhớ bậu mà không kịp nói gì

Phía mộ hai thằng bố đại gia
Xây to khủng khiếp tựa như nhà
Tậu xe phân khối đua đường hẹp
Húc phải xe bồn đứt cổ ra

Có cặp tình nhân tưởng vĩnh hằng
Gia đình chê hộ đối môn đăng
“Đồi thông hai mộ” quàng tay hát
Lên tận tầng 5 nhảy cái ngoằng

Mộ mấy học sinh bởi đến trường
Nhưng cầu không có nghĩ mà thương
Lội sông lũ cuốn nên hà bá
Lấy thủy cung thay chốn học đường

Có mộ non vừa mới lấp xong
Trạm y tế xã họ tiêm phòng
Trẻ đang khỏe mạnh lăn đùng ngáp
Kết luận lâm sàng bệnh mới vong

Phố mộ giờ đây ít cụ già
Quê nghèo họ bảo giống làng ma
Đồ buôn bán chạy thu lời nhất
Có lẽ là… xôi với thịt gà…

3. Tập thơ trào phúng hay của Nguyễn Khuyến

Nhà thơ Nguyễn Khuyến được xem là một trong những cây đại thụ trong làng thơ trào phúng. Với ngòi bút sắc sảo của mình nhà thơ đã phê phán, cười nhạo những thói đời hư hỏng của xã hội đương thời. Cùng chia sẻ để cảm nhận bạn nhé !

tho-trao-phung 2Chân dung nhà thơ Nguyễn Khuyến

Lời Gái Goá

Tác giả: Nguyễn Khuyến

Chàng chẳng biết gái này gái goá,
Buồn nằm suông, suông cả áo cơm.
Khéo thay cái mụ tá ươm.
Đem chàng trẻ tuổi ép làm lứa đôi.

Chàng tuổi trẻ chơi bời quên nhọc,
Gái già này sức vóc được bao?
Muốn sao, chiều chẳng được sao.
Trước tuy sum họp, sau nào được lâu?

Lấy chồng vốn nhờ câu ăn mặc,
Chẳng ngờ rằng đói rách hổ ngươi;
Vốn xưa cha mẹ dặn lời,
Tư bôn lại phải kẻ cười người chê.

Hỡi mụ hỡi, thương chi thương thế?
Thương thì hay, nhưng kế chẳng hay.
Thương thì gạo vải cho vay,
Lấy chồng thì gái goá này xin van!

Muốn Lấy Chồng

Tác giả: Nguyễn Khuyến

Bực gì bằng gái trực phòng không?
Tơ tưởng vì chung một tấm chồng.
Trên gác rồng mây ngao ngán đợi,
Bên trời cá nước ngẩn ngơ trông.
Mua vui, lắm lúc cười cười gượng,
Giả dại, nhiều khi nói nói bông.
Mới biết có chồng như có cánh,
Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lông.

Làm Ruộng (Chốn Quê)

Tác giả: Nguyễn Khuyến

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.
Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,
Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

Cua Chơi Trăng

Tác giả: Nguyễn Khuyến

Vằng vặc đêm thu ánh xế chừng,
Ham thanh, cua mới muốn chơi trăng.
Nghiêng mai lách ngược qua dòng biếc,
Ghé yếm bò ngang nhởn bóng hằng.
Cung quế chờn vờn hương mới bén,
Vườn đào thoang thoảng gió như nâng.
Một mai cá nước cua vui phận,
Trăng muốn tìm cua, dễ được chăng?

Anh giả điếc

Tác giả: Nguyễn Khuyến

Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ “sáng tai họ, điếc tai cày”,
Lối điếc ấy sau này em muốn học.
Toạ trung đàm tiếu, nhân như mộc
Dạ lí phan viên, nhĩ tự hầu.
Khi vườn sau, khi ao trước; khi điếu thuốc, khi miếng trầu.
Khi chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu;
Sáng một chốc, lâu lâu rồi lại điếc
Điếc như thế ai không muốn điếc?
Điếc như anh dễ bắt chước ru mà!
Hỏi anh, anh cứ ậm à.

Chợ Đồng

Tác giả: Nguyễn Khuyến

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không ?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.
Nếm rượu, tường đền được mấy ông ?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới.
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

Chế Ông Đồ Cự Lộc

Tác giả: Nguyễn Khuyến

Văn hay chữ tốt ra tuồng,
Văn dai như chão, chữ vuông như hòm.
Vẻ thầy như vẻ con tôm,
Vẻ tay ngoáy cám, vẻ mồm húp tương.
Vẻ lịch sự ai bằng thầy Cự Lộc,
Vẻ cô đầu nói móc có vài câu:
Anh chẳng sang, mà cũng chẳng giàu.
Hầu bao ních, rận bâu quanh chiếu;
Khăn nhuộm lờ lờ mùi nước điếu,
Nón sơn không méo cũng không tròn.
Quần vải thô, ngại giặt ngả màu son,
Giày cóc gặm, nhặt dây đàn khâu lấy.
Phong lưu ấy, mà tình tính ấy,
Đến cô đầu, vẫn thấy lả lơi bông,
Xinh thay diện mạo anh hùng!

4. Chùm thơ trào phúng đặc sắc của Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương được xem là bà chú thơ Nôm. Bà viết khá nhiều thể loại. Tuy nhiên thể thơ trào phúng vẫn nổi lên những bài thơ đặc sắc. Cùng Thieuhoa chia sẻ những bài thơ hay sau đây để chọn cho mình bài thơ yêu thích bạn nhé ! 

tho-trao-phung 3

Chân dung nhà thơ Hồ Xuân Hương

Đưa Đò

Tác giả: Hồ Xuân Hương

Chú lái kia ơi, biết chú rồi,
Qua sông rồi lại đấm ngay bòi!
Chèo ghe vừa khỏi dòng sông ngược,
Đấm cọc ngay vào ngấn nước xuôi.
Mới biết lên bờ đà vỗ đít,
Nào khi giữa khúc đã co vòi.
Chuyến đò nên nghĩa sao không nhớ?
Sang nữa hay là một chuyến thôi?

Vịnh Đời Người

Tác giả: Hồ Xuân Hương

Trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày
Dẫu có ngàn vàng khó đổi thay
Trong núi ngàn năm cây vẫn có
Dưới trần trăm tuổi dễ không ai
Nghĩ đường danh lợi lòng thêm chán
Thấy kẻ gian ngoan bụng lại đầy
Đắng xót ghê thay mùi tục lụy
Bực mình theo Cuội tới cung mây

Đá Ông Bà Chồng

Tác giả: Hồ Xuân Hương

Khéo khéo bày trò tạo hoá công
Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng
Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc
Thớt dưới sương pha đượm má hồng
Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt
Khối tình cọ mãi với non sông
Đá kia còn biết xuân già giặn
Chả trách người ta lúc trẻ trung

Tát Nước

Tác giả: Hồ Xuân Hương

Đang cơn nắng cực chửa mưa tè,
Rủ chị em ra tát nước khe.
Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm,
Lênh đênh một ruộng bốn bờ be.
Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa,
Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve.
Mải việc làm ăn quên cả mệt,
Dạng hang một lúc đã đầy phè.

Chế sư

Tác giả: Hồ Xuân Hương

Chẳng phải Ngô chẳng phải ta,
Đầu thì trọc lốc áo không tà.
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm,
Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà.
Khi cảnh khi tiu khi chũm choẹ,
Giọng hì giọng hỉ giọng hi ha.
Tu lâu có nhẽ lên sư cụ,
Ngất nghểu toà sen nọ đó mà.

Đánh cờ

Tác giả: Hồ Xuân Hương

Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Ðốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Ðể đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Ðem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu,
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.

5. Những vần thơ trào phúng của Tú Mỡ sâu cay

Tú Mỡ là nhà thơ trào phúng cự phách, người đại diện duy nhất của dòng thơ này được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.  Thơ trào phúng của Tú Mỡ châm biếm, đả kích rất sắc sảo. Cùng dành thời gian chia sẻ những bài thơ hay sau đây để cảm nhận bạn nhé !

tho-trao-phung 4

Chân dung nhà thơ Tú Mỡ

Ông trẻ già

Tác giả: Tú Mỡ

Ngược đời! Có lắm hạng “ông ranh”
Đạo mạo làm ra mặt lão thành!
Trước mắt long lanh đôi kính trắng,
Dưới cằm lún phún sợi râu xanh.
Đứng ngồi khệ nệ oai nghiêm giả,
Ăn nói màu mè đạo đức tuênh!
Động hé môi ra là…thở hắt,
Than cho thế thái với nhân tình.

Gây quan

Tác giả: Tú Mỡ

Mỗi năm nhà nước mở khoa thi
Để kén trong trung bắc lưỡng kỳ
Lấy mặt sỏi sành ra giúp việc
Bổ làm tập sự ngạch quan chi
Mỗi năm các cậu lớp tân khoa
Sung sướng bằng xưa đỗ thám hoa
Tuy chẳng vinh quy, cờ võng lọng
Cũng là lừng lẫy khắp gần xa
Quảng cáo công không, các nhật trình
Đăng tên, đăng tuổi, lại đăng hình,
Làm như các cậu “quan non” ấy
Là những kỳ đồng mới tái sinh
Trong làng trưởng giả những cô nào
Sẵn mỏ nhưng chưa có kẻ đào
Mấp máy hòng lên bà lớn tắt
Mơ màng của dẫn lại tay trao
Cụ thượng Quỳnh ta cũng sướng ran
Xoa tay hỉ hả cái gan vàng
Mừng cho nước Việt còn cơ khá
Vì chẳng bao giờ tiệt giống quan.

Còn say

Tác giả: Tú Mỡ

“Nhắn bác Tản Đà”
Đã lâu, bác mới ra đời,
Tưởng rằng gột óc theo thời duy tân.
Nào ngờ bác vẫn say lăn,
Lè nhè vẫn giọng thơ văn trái mùa.
Vẫn còn mộng mị, mơ hồ,
Người đời vui sống, bác ngờ chiêm bao,
Người đời hoạt động xôn xao,
Bác vờ triết lý thanh cao: bác lười!
Ngồi dưng nổi bệnh chán đời.
Bác buồn trời gió, rồi trời lại mưa!
Giải buồn chén tít say sưa,
Chai con chai bố vẫn chưa hết buồn!
Rượu vào, rồng rổng thơ tuôn,
Miệng ngâm sặc sụa hơi cồn, mùi men,
Bác rằng: khách tục bon chen,
Lao tâm, lao lực, thấp hèn bác thương.
Đời rằng: bác dở, bác ương,
Giả danh ẩn dật là phường bỏ đi.
Bác rằng: chữ thọ quí chi.
Lợi, danh, hão cả! Ham gì sống dai?
Đời rằng: thuận với lẽ trời,
Sống mà gánh vác việc đời mới hay.
Còn như sống để mà… say.
Hỏi ai vất vưởng bấy nay làm gì?
Rung đùi, rượu nốc tì tì,
Người ta tỉnh, bác li bì vẫn mê!

Khoe lười

Tác giả: Tú Mỡ

Anh em chớ bảo ta lười,
Làm việc cho hay phải thức thời.
Xuân hãy còn chơi cho phỉ chí,
Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi.
Thu sang cảm nguyệt còn ngâm vịnh,
Đông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi.
Chờ đến xuân sang ta sẽ liệu,
Anh em chớ bảo ta lười.

Sư cô ở cữ

Tác giả: Tú Mỡ

Chùa Yên Lạc, phủ Khoái Châu
(Tên sao khéo đặt nên câu hữu tình!)
Có bà sư trẻ xinh xinh,
Tuổi chừng ba chục xuân xanh đang vừa.
Vẻ người bầu bĩnh dễ ưa,
Nõn nà tay ngọc, mởn mơ má hồng.
Tuy duyên lộ vẻ mặn nồng,
Sư bà vẫn muốn hết lòng chân tu.
Nhưng rồi một sáng mùa thu,
Người ta thấy vị ni cô sượng sùng.
Bụng đeo cái trống cà rùng,
Đến nhà thương để tìm phòng khai hoa.
Các ngài Bồ Tát, Thích Ca,
Độ trì phù hộ sư bà trẻ son.
Đẻ ra một cậu sư con,
A Di Đà Phật! Mẹ tròn con vuông.
Đẻ xong từ giã nhà thương,
Gởi con nhà nước lên đường lại tu.
Dốc lòng tu… hú, tu… mu,
Tại miền khoái lạc, cảnh chùa yên vui.
Phật thương rồi cứ quen mùi,
Sẽ năm một, ba năm đôi xòn xòn.
Sinh năm đẻ bảy sư con,
Càng ngày quả phúc càng tròn hơn xưa.
Ngẫm ngày mùng tám tháng tư,
Bụt còn đẻ, nữa là sư?! Ngượng gì!

Tứ đại của bà lớn

Tác giả: Tú Mỡ

Vừa rồi thống Diệm mới phong cho
Thím nó (tức là vợ chú Nhu)
Cái tước “Cộng hoà bà lớn nhất”
Để dương danh giá của… bà to…
Một là cái bọng của bà to,
Phề phệ y như cái bọng bò
Vắt khố dân cày bà ních bẫm
Bao năm bèo bổ tức cùng tô.
Hai là cái mặt của bà to
Phèn phẹt y như mặt hổ phù
Bác thống cho ra làm đại diện
Còn trơ hơn thớt, cộp hơn mo.
Ba là cái miệng của bà to
Xoạc tận mang tai tựa miệng sò
Quàng quạc kêu gào xui phụ nữ
Bán mình đăng lính với đi phu.
Bốn là “nhân vị” của bà to,
Việc “ngoại giao” mần giúp bác Ngô,
Rất được vừa lòng quan chủ Mỹ
Ngày đêm khăng khít bợ cơ đồ.
Bác nó làm to, thím cũng to
Bốc nhau thối hoắc nhật nhiều trò
Đúng như cửa miệng người ta mỉa
“Một đứa làm quan cả họ nhờ!”

6. Tập thơ trào phúng của Tú Xương ý vị

Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, ông được biết đến với nhà thơ trữ tình và trào phúng lớn của văn học nước nhà. Hầu hết nội dung trong tác phẩm của ông đều nói về khoa cử, nho học và hình ảnh một nền nho học đang thoái hóa và cảnh nghèo khó của dân trong hoàn cảnh đất nước.

Ngoài ra, ông còn nổi tiếng là ngòi bút trào phúng, châm biết phê phán chế độ phong kiến mục nát, bọn thực dân Pháp tàn ác, quan lại, tay sai cho giặc. Sau đây là một số bài thơ trào phúng nổi tiếng của ông.

tho-trao-phung 5

Phác họa chân dung nhà thơ Tú Xương

Đánh tổ tôm

Tác giả: Tú Xương

Bực chẳng nhẽ anh hùng khi vị ngộ,
Như lúc đen chơi cuộc tổ tôm,
Bài trạm thành cuối cánh phỗng ầm ầm,
Ngồi thôi chẳng bốc quân rác rảnh.
Cũng có lúc không chi thì bát sách,
Cũng có khi bạch định bốc yêu hồng;
Cất bài lên ông lão vẫn lẩn vòng,
Không đâu cả gặp kề năm bảy phỗng.
Cũng có ván tôm lèo lên chờ rộng,
Vớ phải thằng bạch thủ phỗng tay trên.
Gớm ghê thay đen thực là đen!
Sắc như mác cũng thua thằng vận đỏ.
May mắn nhẽ hữu duyên năng tái ngộ,
Bĩ cực rồi đến độ thái lai;
Tiếng tam khôi chi để nhường ai,
Hết bạch lại hồng, thông mãi mãi.
Nào những kẻ tay trên ban nãy,
Đến bây giờ thay thẩy dưới tay ta;
Tiếng bài cao lừng lẫy khắp gần xa,
Bát vạn ấy người ta ai dám đọ.
Thế mới biết tổ tôm có đen thì có đỏ.
Thì anh hùng vị ngộ có lo chi;
Trước sau, sau trước làm gì?

Năm mới chúc nhau

Tác giả: Tú Xương

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.

Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời.
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người.

Than thân

Tác giả: Tú Xương

Kể đã ba mươi mấy tuổi rồi,
Tôi ngồi tôi nghĩ cái thằng tôi.
Mấy khoa hương thí không đâu cả,
Ba luống vườn hoang bán sạch rồi.
Gạo cứ lệ ăn đong bữa một,
Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi.
Bắc thang lên hỏi ông trời nhẽ:
Trêo ghẹo người ta thế nữa thôi?

Thương vợ

Tác giả: Tú Xương

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!

Văn tế sống vợ

Tác giả: Tú Xương

Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn?
Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở!
Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Gần xa nô nức, lắm gái nhiều trai
Sớm tối khuyên răn, kẻ thầy người tớ
Ông tu tác cửa cao nhà rộng, toan để cho dâu
Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ

Thế mà:
Mình bỏ mình đi, mình không chịu ở
Chẳng nói chẳng rằng, không than không thở.
Hay mình thấy tớ: nay Hàng Thao, mai phố Giấy mà bụng mình ghen?
Hay mình thấy tớ: sáng Tràng Lạc, tối Viễn Lai, mà lòng mình sợ?
Thôi thôi
Chết quách yên mồ
Sống càng nặng nợ
Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ, ngày khác sẽ hay
Duyên trăm năm ông Nguyệt xe tơ, kiếp này đã lỡ
Mình đi tu cho thành tiên thành phật, để rong chơi Lãng Uyển, Bồng Hồ
Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn vẹn đạo chồng nghĩa vợ

Sông Lấp

Tác giả: Tú Xương

Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

Vậy là các bạn đã cùng Thieuhoa chia sẻ tập thơ trào phúng hay, độc đáo của các nhà thơ nổi tiếng. Hi vọng, bạn đã có thêm nhiều xúc cảm khó quên. Cảm ơn các bạn đã chia sẻ cùng bài viết ! Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau !

>>>XEM THÊM: Tập thơ châm biếm thói đời, thơ châm biếm người nhiều chuyện sâu cay

Lê Hằng

Bạn có hài lòng bài viết này?

SẢN PHẨM LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN