phone messenger zalo

Sưu tầm 100+ câu nói hay, ca dao tục ngữ về lời ăn tiếng nói

Thiều Hoa » Blog » Câu nói hay » Sưu tầm 100+ câu nói hay, ca dao tục ngữ về lời ăn tiếng nói
Theo dõi Thiều Hoa trên Thiều Hoa Google News
Ông cha ta có câu uốn lưỡi 7 lần trước khi nói. Thiều Hoa sưu tầm 100+ câu nói hay, châm ngôn, ca dao tục ngữ về lời ăn tiếng nói trong cuộc sống.

Trong cuộc sống, lời ăn tiếng nói đóng vai trò quan trọng, tác động sâu sắc đến mọi mặt của các mối quan hệ. Nhớ rằng, mỗi câu từ chúng ta nói ra có thể tạo ra ảnh hưởng rất lớn, vì vậy, hãy sử dụng lời nói một cách cẩn thận. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Thiều Hoa xin chia sẻ 100+ câu nói hay về lời ăn tiếng nói!

1. Danh ngôn về lời ăn tiếng nói

Trong cuộc sống, nền văn hóa của chúng ta được xây dựng và bảo tồn bởi ngôn ngữ. Lời ăn tiếng nói không chỉ là phương tiện truyền đạt thông tin, mà còn là nguồn gốc của sự hiểu biết, tôn trọng và gắn kết. Dưới đây là những danh ngôn về lời ăn tiếng nói giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này!

cau-noi-hay-ve-loi-an-tieng-noi 0

Danh ngôn về lời ăn tiếng nói

1. Tiếng nói là hơi thở của tâm hồn. – Pythagore

2. Tiếng nói là gương mặt của tinh thần. – Sénèque

3. Nói mà không nghĩ cũng như bắn mà không nhắm. – Cervantès

4. Người có đức ắt nói hay, nhưng kẻ nói hay vị tất đã có đức. – Khổng Tử

5. Tạo hóa phú cho ta hai tai mà một miệng là có ý dạy ta nên nghe nhiều mà nói ít vậy. – Zénon

6. Các tiểu khê réo rắc ồn ào, vì là dòng nước cạn, các sông cái thì lại êm đềm. – Gustave Guyard

7. Ai nói là người vãi ra, kẻ nghe là người lặt lấy. – Plutarque

8. Chớ nói lắm, nói lắm thì lỗi nhiều. – Khổng Tử

9. Nói nhiều và nói đúng lúc là hai điều khác nhau. – Sophocles

10. Ngôn ngữ phải cho lịch sự cũng như y phục phải giữ cho chỉnh tề. – Fénelon

11. Lời nói hay giúp người ấm hơn vải lụa ; lời nói dở hại người đau như gươm giáo. – Tuân Tử

12. Lời nói đáng tin thì giọng không đẹp, lời nói giọng đẹp thì không đáng tin. – Lão tử

13. Người ta hối hận vì đã thốt lời chớ không bao giờ vì lặng thinh. – Simonide d’Amorgos

14. Lời nói chỉ trở nên phong phú khi người ta biết giữ yên lặng. – R. Guardini

15. Câu chữ có thể làm nên sức mạnh, nhưng chỉ khi được xây dựng trên nền tảng của lòng tốt và ý nghĩa. – Khuyết danh

16. Ngôn từ như một loại dược liệu - nếu được sử dụng đúng cách, nó có thể chữa lành; ngược lại, nếu lạm dụng, nó có thể gây tổn thương không thể khôi phục. – Khuyết danh

17. Lời nói không chỉ là cách chúng ta truyền đạt, mà còn là cầu nối kỳ diệu giữa tâm hồn của chúng ta và thế giới xung quanh. – Khuyết danh

18. Lòng tốt và từ ngữ đẹp là hai chiếc cánh, giúp con người bay lên đỉnh cao của sự hiểu biết và tình thương. – Khuyết danh

19. Đôi khi, một từ ngữ nhỏ có thể mở ra cánh cửa lớn của sự hiểu biết và lòng nhân ái. – Khuyết danh

20. Lời nói có sức mạnh nhưng chỉ có ý nghĩa khi nó được nói từ trái tim và nhằm mục đích tốt lành. – Khuyết danh

21. Lời nói là loại hình nghệ thuật - nếu sáng tạo một cách đẹp, nó có thể tạo ra tác phẩm kỳ diệu trong lòng người nghe. – Khuyết danh

>>> ĐỌC THÊM: Tổng hợp 100+ câu nói hay của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

2. Tuyển tập những câu nói về "lời ăn tiếng nói" hay nhất

Giao tiếp là một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống. Để có thể trau dồi và hiểu rõ hơn về lời nói, hãy đọc ngay những câu nói hay dưới đây:

cau-noi-hay-ve-loi-an-tieng-noi 1

Những câu nói về lời ăn tiếng nói hay nhất

1. Ăn có nhai, nói có nghĩ. – Khuyết danh

2. Nói hay hơn hay nói. – Khuyết danh

3. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa. – Khuyết danh

4. Người ta sở dĩ hơn loài vật là vì tiếng nói, song ăn nói vô nghĩa lý thì thà như loài vật không biết nói còn hơn. – Khuyết danh

5. Ăn bớt bát, nói bớt lời. – Khuyết danh

6. Loạn sinh ra bởi lời nói. – Khuyết danh

7. Người hay ít nói, người nông nổi, lắm lời. – Khuyết danh

8. Không nên mưu việc lớn với kẻ đa ngôn ; Không nên ở chung lâu với người hiếu động. – Khuyết danh

9. Đương khi vui mừng chớ có nói nhiều ; đương khi đắc chí chớ có thay đổi công việc. – Khuyết danh

10. Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ. – Khuyết danh

11. Rượu lạt uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm. – Khuyết danh

12. Ai xui ai khiến trong lòng,
Mau chân nhạy miệng mắc vòng gian nan. – Khuyết danh

13. Miệng thường làm cho người ta xấu hổ. – Khuyết danh

14. Sa chân thì chết đuối, sẩy miệng thì chết oan. – Khuyết danh

15. Lỡ chân gượng được, lỡ miệng không gượng được. – Khuyết danh

16. Câu nói như tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không tài nào rút ra được nữa. – Khuyết danh

17. Ngọc khuê trắng có vết còn mài đi được, chớ lời nói càn không thể chữa lại được. – Khuyết danh

18. Vàng sa xuống giấy khôn tìm,
Người sa lời nói như chim sổ lồng. – Khuyết danh

19. Điều dưỡng cái khí lúc đang giận ; đề phòng câu nói lúc sướng mồm ; lưu tâm sự nhầm lúc bối rối ; biết dùng đồng tiền lúc sẵn sàng. – Khuyết danh

20. Nói đương sướng hả mà nín ngay được ; ý đương hớn hở mà thu hẳn được ; tức giận, ham mê đương sôi nổi nồng nàn mà tiểu trừ biến mất được ; không phải là người rất kiên nhẫn thì không tài nào được như thế. – Vương Dương Minh

21. Người nào biết giữ gìn lời nói của mình thì tránh được nhiều mối khổ tâm. – Khuyết danh

22. Miệng là cái cửa họa phúc. – Khuyết danh

23. Bệnh do miệng ăn, họa do miệng nói. – Khuyết danh

24. Tâm không bình, khí không hòa, thì nói hay nhầm lỗi. – Khuyết danh

25. Đương lúc thích chí, gặp người thích chí, nói chuyện thích chí, thì ngôn ngữ lại càng phải cẩn thận lắm. – Khuyết danh

26. Chim không kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. – Khuyết danh

27. Tiếng nói là một điều thiên sinh, nhưng nói cách này hay cách khác, đó là phần tạo hóa giao cho con người, tùy sở thích của chúng ta. – Khuyết danh

28. Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. – Khuyết danh

29. Chẳng được miếng thịt miếng xôi,
Cũng lựa lời nói cho nguôi tấm lòng. – Khuyết danh

30. Người thanh nói tiếng cũng thanh,
Chuông kêu sẽ đánh bên thành cũng kêu. – Khuyết danh

31. Mai mưa trưa nắng chiều nồm
Trời còn luân chuyển huống mồm thế gian. – Khuyết danh

32. Vai mang túi bạc kè kè
Nói quấy nói quá chúng nghe rầm rầm. – Khuyết danh

33. Khi ăn thì phải lựa mùi
Khi nói thì phải lựa lời chớ sai. – Khuyết danh

34. Chim khôn tránh bẫy tránh dò,
Người khôn tránh tiếng hồ đồ mới khôn. – Khuyết danh

35. Một câu nói ngay bằng làm chay cả tháng. – Khuyết danh

36. Một lời nói dối sám hối bảy ngày. – Khuyết danh

37. Ăn một đọi, nói một lời. – Khuyết danh

38. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành. – Khuyết danh

39. Nghìn lời nói, muôn câu chuyện cốt ở sự thật. – Khuyết danh

40. Mở lời nói như chém đá. – Khuyết danh

41. Người quân tử chẳng nuốt lời. – Khuyết danh

42. Bạn ngồi xéo cũng được, nếu bạn muốn như vậy, nhưng nói, phải nói cho chính. – Khuyết danh

43. Ngoài miệng nói ngọt ngào, trong long chứa cay đắng. – Khuyết danh

44. Lọ là thét mắng mới nên
Một lời siết cạnh bằng nghìn roi song.
Roi song đánh đoạn thì thôi,
Một lời siết cạnh muôn đời chẳng quên. – Khuyết danh

45. Nói chuyện chớ châm chọc để người ta buốt ; nói đùa chớ cạnh khóe để người ta đau. – Khuyết danh

46. Nói là bạc, im lặng là vàng. – Khuyết danh

47. Miêng ngậm, tai mở. – Khuyết danh

48. Biết nhiều nói ít. – Khuyết danh

49. Lúc đáng nói mới nói thì người nghe không chán. – Khuyết danh

50. Người đáng nói với, mà mình không nói là bỏ hoài người ; người không đáng nói với, mà mình nói là phí mất lời. – Khuyết danh

51. Không biết mà nói là ngu, biết mà không nói là hiểm. – Khuyết danh

52. Lời nói của đứa khùng, ông thánh cũng chọn. – Liệt Tử

53. Nếu tim bạn là một hoa hường, miệng bạn sẽ thốt ra những lời thơm tho. – Khuyết danh

>>> ĐỌC THÊM: Tuyển tập những câu nói hay về nhân cách sống "bất hủ"

3. Những câu tục ngữ về lời ăn tiếng nói ý nghĩa

Những câu tục ngữ về lời ăn tiếng nói không chỉ là những biểu hiện của sự khéo léo trong ngôn ngữ mà còn là những bài học truyền thống truyền đạt tư duy và tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những thành ngữ và tục ngữ này là những góc nhìn sâu sắc về cuộc sống, tư duy và giáo dục.

cau-noi-hay-ve-loi-an-tieng-noi 2

Những câu tục ngữ về lời ăn tiếng nói ý nghĩa

1. Lời nói, gói vàng

Lời nói gắn liền với mỗi con người, mỗi lời nói ra đều vô cùng quý giá vì nó bộc lộ con người chúng ta. Đồng thời khi nói lời gì cũng cần cẩn thận, suy xét sao cho lời nói ra có giá trị.

2. Có đi có lại mới toại lòng nhau

"Có đi có lại mới toại lòng nhau” nghĩa là hai bên đồng đều, không ai hơn ai. Người ta thăm hỏi, giúp đỡ, làm điều tốt cho mình thì bản thân mình cũng phải đáp lại một cách tử tế, chu đáo,..có như thế mối quan hệ mới giữ được sự bền chặt.

3. Kính lão đắc thọ

Đây là câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết kính trọng người cao tuổi. Cụ thể theo nghĩa của từng từ, “kính lão” là kính trọng người già; còn “đắc thọ” là nhận lại được tuổi cao, sống lâu.

4. Ăn gian, nói dối.

Chỉ những kẻ gian manh, dối trá, dùng lời nói để lấp liếm, che đậy cho sự thiếu trung thực của bản thân. Ở đời, phàm những kẻ "ăn gian, nói dối" đều không được yêu thích và tin tưởng.

5. Ăn không, nói có.

Câu này ám chỉ người hay dựng chuyện, đặt điều, vu khống cho người khác. Những người như vậy thường không được tín nhiệm và luôn bị nghi ngờ. 

6. Ăn đằng sóng, nói đằng gió.

Câu này ý nói những kẻ chuyên bịa đặt, dối trá, lời nói bất nhất. Cũng giống như hai kiểu người trên, người như vậy cũng không được người khác tin cậy.

7. Ăn có nhai, nói có nghĩ.

Trong ăn uống cần phải nhai thật kỹ trước khi nuốt, lời nói cũng vậy trước khi nói ra hãy suy xét thật thấu đáo, uốn lưỡi bảy lần.

8. Ăn bớt bát, nói bớt lời.

Ăn nhiều thì dễ ăn phải đồ ôi thiu dẫn đến bội thực, trúng thực, ăn no quá thì cũng no hơi, đầy bụng… Cũng vậy nói nhiều dễ nói sai, nói quấy, gây xích mích, hiểu lầm. Bớt ăn, bớt nói để bớt sinh chuyện.

9. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.

Sống ngay thẳng, trung thực, không nói lời dối gian, xuyên tạc, nghĩ sao nói vậy thì không e sợ bị phát giác.

10. Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối.

Ăn chay (còn chỉ người tu hành) thì rất tốt, nhưng ăn chay niệm Phật mà nói lời sai lệch, dối trá thì thà ăn mặn mà sống ngay thẳng còn hơn. 

11. Lời chào cao hơn mâm cỗ.

Câu nói này đề cao phép lịch sự, thái độ trong giao tiếp giữa con người với nhau. Một thái độ tốt còn giá trị hơn mâm cỗ đầy, tương tự câu “của cho không bằng cách cho”.

12. Lưỡi sắc hơn gươm.

Một lời nói cay nghiệt còn mang tính sát thương dữ dội hơn cả giáo gươm đâm vào da thịt con người. Vậy nên, sự tổn thương mà lời nói gây ra tuy vô hình nhưng lại vô cùng sắc bén.

13. Lưỡi không xương, trăm đường lắt léo.

Câu này chỉ người dối trá, điêu ngoa, lật lọng, không trung thực. Vì chiếc lưỡi không có xương nên uốn éo đủ đường, kiểu nào cũng có thể lấp liếm được.

14. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.

Chúng ta không nên nói dối, khi sự việc bại lộ sẽ vô cùng hối hận. Khuyên rằng, lời thật thà ngay từ đầu luôn tốt nhất, trong tâm được thanh thản, không lo lắng bị phát giác và cũng không lo sợ mất đi lòng tin của mọi người.

15. Một câu nhịn bằng chín câu lành.

Hơn thua nhau chẳng ích lợi gì chỉ làm mọi chuyện thêm tồi tệ hơn. Nhịn một câu không mất mát mà sẽ giúp câu chuyện bớt đi sự căng thẳng. Đây là triết lý sống khôn ngoan.

16. Một người nói ngang, ba làng không nói lại.

Câu này chỉ người cãi cùn, mọi lý lẽ họ đưa ra đều vô căn cứ, tốt nhất không nên đôi co với họ vì họ sẽ chẳng bao giờ chịu thua và chịu thừa nhận vấn đề.

17. Nói có sách, mách có chứng.

Điều nói ra là đúng sự thật, có dẫn chứng rõ ràng và hoàn toàn có thể kiểm chứng được.

4. Những câu ca dao về lời ăn tiếng nói

Trong ca dao Việt Nam đã đề cập rất nhiều đến vấn đề "lời ăn tiếng nói". Những câu ca dao này mang theo những ý nghĩa sâu sắc, làm phong phú thêm văn hóa của chúng ta, được truyền đạt và giữ gìn qua nhiều thế hệ.

cau-noi-hay-ve-loi-an-tieng-noi 3

Những câu ca dao về lời ăn tiếng nói

1. Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều,

Người khôn, nói một vài điều cũng khôn.​

2. Người xưa quan niệm, nói nhiều chưa chắc là người có hiểu biết mà đôi khi là do “thùng rỗng kêu to”

4. Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.​

5. Sảy chân, gượng lại còn vừa,

Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.

6. Chim ngu ăn mận ăn me

Người ngu ăn nói chua lè mắm tôm​

7. Hoa thơm ai chẳng nâng niu

Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề​

8. Một thương tóc bỏ đuôi gà

Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên​

9. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe​ 

10. Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau​

11. Đất tốt trồng cây rườm rà

Những người thanh lịch nói ra dịu dàng​

12. Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu​

13. Nói lời phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay​

14. Nói chín thì phải làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người chê ​

15. Người khôn ăn nói nửa chừng

Để cho người dại nửa mừng nửa lo 

16. Rượu lạt uống lắm cũng say

Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm

17. Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời

18. Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

19. Ngày thường chả mất nén hương

Đến khi gặp chuyện ôm lưng thày chùa

20. Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười

21. Thổi quyên, phải biết chiều hơi,

Khuyên người, phải biết lựa lời khôn ngoan.

22. Roi song đánh đoạn thời thôi,

Một lời xiết cạnh, muôn đời chẳng quên.

23. Ăn lắm, thì hết miếng ngon,

Nói lắm, thì hết lời khôn hóa rồ.

24. Chim khôn, tiếc lông,

Người khôn, tiếc lời.

25. Vàng thời thử lửa, thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

26. Đất xấu, trồng cây ngẳng nghiu,

Những người thô tục, nói điều phàm phu.

27. Nói người, chẳng nghĩ đến ta,

Thử sờ lên gáy, xem xa hay gần

28. Lên xe nhường chổ bạn ngồi

Nhường nơi bạn dựa nhường lời bạn thưa

29. Tu thân rồi mới tề gia

Lòng ngay nói thật, gian tà mặc ai

30. Một thương tóc bỏ đuôi gà

Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên​

>>> ĐỌC THÊM: Tuyển tập 90+ ca dao tục ngữ về giữ chữ Tín hay nhất

5. Châm ngôn về lời ăn tiếng nói mang bài học giá trị

Những châm ngôn về lời ăn tiếng nói dưới đây sẽ giúp bạn thêm phần hiểu hơn về cách giao tiếp trong xã hội. Đọc xong bạn sẽ ngẫm nghĩ ra được rất nhiều điều quan trọng.

cau-noi-hay-ve-loi-an-tieng-noi 4

Những châm ngôn về lời ăn tiếng nói 

1. Thẳng mực tàu, đau lòng gỗ.

2. Rượu vào lời ra.

3. Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe.

4. Chim khôn chưa bắt đã bay, người khôn ít nói ít hay trả lời.

5. Nói ngọt lọt đến xương.

6. Miếng ngon nhớ lâu, lời đau nhớ đời.

7. Lưỡi sắc hơn gươm.

8. Sẩy chân còn hơn sẩy miệng.

9. Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa.

10. Một người thì kín, hai người thì hở.

11. Nói thì dễ , làm thì khó.

12. Học ăn học nói học gói học mở.

13. Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo.

14. Một câu nhịn chín câu lành.

15. Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối.

16. Bề ngoài thơn thớt nói cười, Mà trong nham hiểm giết người không dao.

17. Rượu lạt uống lắm cũng say, Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.

18. Người giàu tặng của, người khôn tặng lời.

19. Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.

20. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.

21. Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo.

22. Mật ngọt chết ruồi, những nơi cay đắng là nơi thật thà.

23. Mồm miệng đỡ tay chân.

24. Được thể thì nói khoác.

25. Há miệng mắc quai.

26. Ăn bớt bát, nói bớt lời.

27. Khôn qua lẽ, khỏe qua lời.

28. Người giàu tặng của, người khôn tặng lời.

29. Người ta đã làm đảo lộn thế giới bằng những từ ngữ. (A. de Musset)

30. Đừng ít điều bằng nhiều lời, nhưng hãy nói nhiều điều bằng ít từ. (Pythagore)

31. Một diễn giả dài dòng giống như một chiếc đồng hồ đổ từng phút. (P.P.Royer Collard)

32. Nói nhiều và nói đúng lúc không phải là một. (Sophocle)

33. Tiếng nói là hơi thở của tâm hồn.(Pythagore)

34. Tạo hóa phú cho ta hai tai một miệng là có ý dạy ta nên nghe nhiều nói ít.(Zénon)

35. Nếu trái tim bạn là một đóa hồng, miệng bạn sẽ thốt ra những lời ngát hương.(Ngạn ngữ Anh)

36. Tôi thường hối tiếc vì đã mở miệng, chứ không hề hối tiếc vì đã im lặng.(Philippede Commynes)

37. Hãy suy nghĩ tất cả những gì bạn nói,nhưng đừng nói tất cả những gì bạn  nghĩ.(Delarme)

38. Chim bị vướng vì chân, người bị vướng vì lưỡi.(Thomas Fuller)

39. Nói không nghĩ chẳng khác nào bắn không nhắm.(Cervantes)

40. Kẻ chỉ nói những điều sướng miệng thì chẳng biết nghe những điều không sướng tai. (Alcée)

41. Người khôn để miệng trong tim, người dại để tim trong miệng.(A.Wydeville)

42. Lời nói chỉ là cái bóng của hành động. (Démocrite de Abdère)

43. Lời nói bay đi, chữ ghi ở lại. (Cổ ngữ La Tinh)

44. Lời nói được trao cho kẻ tầm thường để bộc lộ ý nghĩ và cho người khôn ngoan và cho người khôn ngoan để che dấu ý nghĩ của mình. (Robert South)

45. Có những trường hợp mà sự nói dối là thiêng liêng nhất. (Eugène Labiche)

46. Xin cho biết rằng những tên nịnh bợ sống được là nhờ những người nghe chúng nó nói.(La Fontaine)

47. Để nói lên sự thật, cần có hai người : Một người nói và một người nghe. (Thoreau)

48. Hình phạt dành cho những kẻ nói dối là chẳng những không một ai tin nó mà chính nó cũng không tin một ai. (G.Bernard Shaw)

49. Lời hứa là món nợ. (Vô Danh)

50. Hãy kiên nhẫn làm bổn phận của mình và giữ thinh lặng, đó là câu trả lời tốt nhất cho sự vu khống . (G.Washington)

51. Trong tình yêu, những dấu hiệu bề ngoài có sức thu hút, hiệu quả và giá trị hơn hẳn lời nói. (Francois Rabelais)

52. Đối với phụ nữ, im lặng cũng là một thứ trang sức. (Sophocle)

53. Phụ nữ sẽ tránh được nửa gánh u sầu nếu họ có thể dằn lòng đừng nói ra những điều mà họ biết là vô ích ; và hơn thế nữa, những điều mà họ quyết định không    nói ra. (G.Eliot)

54. Lưỡi là cái tốt nhất và cũng là cái xấu nhất. (Esope)

55. Ba điều xua đuổi đàn ông ra khỏi nhà : Một là khói, hai là mưa, ba là bà vợ hay cằn nhằn. (Cổ ngữ La Tinh)

56. Lời nói giống như con ong; nó có mật và  có nọc độc. (Ngạn ngữ Thụy Sĩ)

57. Người khôn ngoan luôn chú trọng đến hạnh kiểm và lời nói của mình. Họ không nói hết những điều họ nghĩ, nhưng suy nghĩ hết những điều họ nói.(Lessing)

58. Ai không biết nghe tất không biết nói chuyện. (Girardin)

59. Đừng nói tất cả những gì mình biết; đừng tin tất cả những gì mình nghe; đừng làm tất cả những gì mình có thể làm. (Ngạn ngữ Bồ Đào Nha)

60. Mỗi khi khuyên ai điều gì thì nên thật vắn tắt.(Horace)

61. Bạn muốn biết giá trị của một người thì hãy lắng nghe họ, coi họ đối xử thế nào với kẻ dưới. Kiêu căng của kẻ nhỏ là luôn nói về mình. Kiêu căng của kẻ  lớn là không bao giờ nói về người nhỏ.( Voltaire)

62. Tôi sống bằng cháo ngon chứ không  bằng lời ngọt. (Molière)

63. Không có gì nguy hiểm bằng lời khuyên tốt đi với gương xấu. (De Scudéry)

64. Có khi vì một lời nói mà nước thịnh, vì một lời nói mà nước suy. (Khổng Tử)

65. Cái lưỡi quyền lực vô song, Của cải mất tong cũng vì cái lưỡi. ((Danh ngôn Campuchia)

66. Lời nói lột ngôn ngữ; Cử chỉ lột dòng họ. (Danh ngôn Campuchia)

67. Nước chấm phải dịu, chỗ ngồi phải thấp, đầu óc phải nhanh, lời nói phải cao quý. (Danh ngôn Campuchia)

68. Người quân tử ghi nhớ thật nhiều những câu nói hay, những việc làm tốt của người đi trước. (Kinh Dịch)

69. Kẻ nào không có trí tuệ không thể nói năng dịu dàng. (Danh ngôn Lào)

70. Đừng bao giờ nói lời nguyền rủa ; đó là dấu hiệu của một tâm hồn tội lỗi và kiêu ngạo. (Danh ngôn Campuchia)

71. Người nói hỗn không bao giờ được tín nhiệm, dẫu cho họ có nói sự thật. (Cổ ngữ Trung quốc)

72. Nói láo mà có lợi còn hơn nói thật mà gây tai hại. (Danh ngôn Ba Tư)

73. Một lời nói đủ khôn, một lời nói đủ dại. (Khổng Tử)

74. Người khôn không nói cái gì mình biết ; Kẻ ngốc không biết mình nói cái gì. (Danh ngôn Thổ Nhĩ Kỳ)

75. Người làm được chưa chắc đã nói được ; Người nói được chưa chắc đã làm được. (Tục ngữ Trung quốc)

76. Gặp người đáng nói mà không nói là bỏ sót người hay; Gặp người không đáng nói mà nói là phí lời. ( Khổng Tử)

77. Chưa nên nói mà nói là bép xép; Khi nên nói mà không nói là dấu diếm; Chưa nhìn thấy mà nói là người tò  mò.(Khổng Tử)

78. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính; nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối; nói xiên xẹo rồi đến chỗ trái; nói dấu diếm rồi đến chỗ cùng. (Mạnh Tử)

79. Bạn chỉ nên mở miệng khi bạn chắc chắn rằng lời bạn sắp nói ra sẽ tốt hơn sự im lặng. (Tục ngữ Ả Rập)

80. Lời chưa nói ta làm chủ nó; lời nói ra rồi nó làm chủ ta. (Ngạn ngữ Ả Rập)

81. Chỉ một lời hữu ích làm cho người nghe tỉnh, còn quý hơn ngàn tiếng nói vô dụng,( Đức Phật)

82. Ít nói thường là dấu hiệu có ý chí mạnh và suy nghĩ sâu, nên thường được người ta kính trọng.(Danh ngôn Trung quốc)

83. Ba hoa hay làm mất uy tín và bao giờ cũng làm mất tín nhiệm. ( Danh ngôn Trung quốc)

84. Lanh lẹ việc làm, cẩn thận câu nói.(Khổng Tử)

85. Nói ra không ai chói tai có thể  gọi là biết nói; nói ra mọi người đều hướng theo có thể gọi là biết thời. (Khổng Tử)

86. Lời nói không văn  chương thì truyền ra không xa. (Chu Liêm Khê)

87. Người khôn chỉ nói ra sau khi suy nghĩ có nên hay không và khi bị bắt buộc phải nói.(Panc Atantra)

88. Người khôn ngoan ít nói, kẻ nông nổi lắm lời. (Kinh Dịch)

89. Thánh nhân nói lời bình thường chứ không  quái dị, nói đạo đức chứ không bạo ngôn, nói đến trị chứ không đến loạn, nói đến người chứ không  đến thần.(Tạ Thị)

90. Chất phác quá thì quê mùa; văn hóa quá thì hào nhoáng. (Luận ngữ)

91. Câu nói trái ý, phải xem nó có hợp lý không ; câu nói chiều lòng, phải xem nó có vô lý không. (Thư Kinh)

92. Lời nói là bạc, Lời nói là vàng, Lạc lời phải tội. (Tục ngữ Thái)

93. Sa chân chết đuối, sảy miệng chết oan. (Lễ Ký)

94. Người hơn loài vật ở tiếng nói, nhưng nếu tiếng nói không theo lương tri thì loài vật đáng quý hơn. (Cách ngôn phương Đông)

95. Lời nói giản dị mà ý sâu xa là lời nói hay. (Mạnh Tử)

96. Cái lưỡi của người câm tốt hơn cái lưỡi của đứa dối trá. (Tục ngữ Thổ Nhĩ Kỳ)

97. Miệng là cái cửa họa ,phúc. (Quách Yên)

98. Không biết mà nói là ngu;  biết mà không nói là hiểm. (Khuyết Danh)

99. Trâu mộng thích chọi, người ác thích nhiều lời. (Tục ngữ Lào)

100. Muốn cho người không nghe chẳng có gì bằng đừng nói; muốn cho người không biết chẳng có gì bằng đừng làm. (Hán Thư)

101. Ngọc có vết còn chữa lại được, lời nói buông ra không thể thu về. (Tục ngữ Nhật Bản)

102. Nói là gieo, nghe là gặt.(Pythagore)

103. Quân tử nói bằng việc làm, tiểu nhân nói bằng đầu lưỡi. (Gia Ngữ)

104. Chim mỏ quắp thì loài chim sợ; cá miệng ngoác thì loài cá sợ; người ngọn lưỡi sắc thì loài người sợ. (Hán Thi Ngoại truyện)

105. Hai bên cùng mừng thường khen ngợi quá đáng; hai bên cùng giận thường bêu dếu đặt điều. (Trang Tử)

106. Nói hay có danh giá cho miệng, nói không hay mất tiền danh giá. (Tục ngữ Lào)

107. Không nên mưu việc lớn với kẻ đa ngôn, không nên ở chung lầu với người hiếu động. (Văn Trung Tử)

108. Kẻ giỏi xét đoán người thường quên không xét mình.(Trương Thức)

109. Lời nói trau chuốt là phù hoa, lời nói  thẳng ngay là thành thật. Nói khó nghe là thuốc, nói ngọt ngào là bệnh tật. (Tục ngữ Trung quốc)

110. Bệnh theo miệng mà vào, vạ từ miệng mà ra. (Phó Dịch)

111. Ba hoa người ghét, ương ngạnh người chê.(Tục ngữ Thái)

112. Tâm không bình, khí không hòa thì nói hay lầm lỗi.(Hứa Hành)

113. Thóa mạ là lý lẽ của kẻ lầm lỗi. (Ngạn ngữ phương Đông)

114. Lời nói như tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai không rút ra được nữa.(Lục Tài Tử)

115. Khi xong việc hẵng nghị luận. Đứng ngoài cuộc mà phẩm bình là nết xấu của kẻ học giả.(Ngụy Hy)

116. Nói chuyện chớ châm chọc để người buốt; nói đùa chớ cạnh khóe để người đau.(Lục Lũng Kỳ)

117. Nói lúc mừng thường hay thất tín; nói lúc giận thường hay lầm lỗi.(Ngạn ngữ phương Đông)

118. Nghe một lời nói  thường người ta biết mình là người biết; nghe một lời nói  người ta cho  mình là người không biết. (Khổng Tử)

119. Nghe cho nhiều rồi chọn điều phải và cố làm cho kỳ được; xem cho rộng rồi ghi nhớ lấy để suy xét cho tường.(Luân Ngữ)

120. Nói cho hay, làm cho phải, thế là tu thân.(Tố Thơ)

121. Có năm bậc đi đến sự khôn ngoan : im lặng, nghe ngóng, ghi nhớ, hành động và học tập. ( Danh ngôn Ả Rập)

122. Muốn tiến tới tuyệt đỉnh của sự khôn ngoan không nên ăn nhiều, nói nhiều và ngủ nhiều quá.(Cách ngôn phương Đông)

123. Kẻ hay nói xấu người thật đáng khinh, kẻ gặp ai cũng khen ngợi chưa chắc  là người hay! (Trần Đình Cơ)

124. Người ham nói thốt lên những lời họ nghĩ; người chín chắn suy nghĩ những điều họ nói. (Ngạn ngữ phương Đông)

125. Ít sắc dục để nuôi tình; ít ngôn ngữ để nuôi khí; ít tư lự để nuôi thần. (Tuân Tiên Sinh)

126. Quân tử không lấy lời nói mà cất người lên, không vì người mà bỏ lời nói.(Luận ngữ)

127. Nếu thực hiện đầy đủ những điều đã nói thì nên dùng thời giờ còn lại để học văn chương.(Khổng Tử)

128. Lời phải đạt ý phải vững, cho nên không cần dài dòng. (Lục Cơ)

129. Lời càng khéo thì càng mất điều chân thật; ý càng cầu kỳ thì càng rơi xuống hư hao. ( Nguyễn văn Siêu)

130. Ở một mình hãy coi chừng tư tưởng; ở với bạn hãy coi chừng nói năng.(Tục ngữ Lào)

131. Kẻ nào miệng nói lời hoa mỹ, mặt mày trau chuốt, dáng đi kiểu cách, áo quần lòe loẹt thì kẻ ấy kém điều nhân.(Khổng Tử)

132. Trách người đến nỗi người phải câm miệng, im tiếng, đỏ mặt, tóat mồ hôi; mình tuy hả giận xong làm như thế tỏ ra mình còn nông cạn và khe khắt thái quá (Lã Khôn).

133. Nghe người ta hay thì ngờ, nghe người ta dở thì tin, thế là bụng đầy gươm giáo. (Trần Kế Nho)

134.  Đối với dân, lời nói thật thà ngay thẳng, việc làm đầy đủ cẩn thận, thì dù dân ở xứ nào, chính lệnh cũng được thi hành. (Khổng Tử)

135. Nếu bạn nói láo,các việc lành của bạn làm từ lúc sinh ra kể như quẳng cho chó. (Luật Manon)

136. Người quân tử thường hổ thẹn về lời nói qua việc làm của mình. (Khổng Tử)

137. Lời nói xảo trá làm loạn đạo đức, không nhịn được việc nhỏ thì làm hỏng mưu lớn.(Khổng Tử)

138. Biết làm thinh là một lối tiếp chuyện. (A.Arnoux)

139. Cố làm ra ở lời nói, ấy là hoa hòe; cố làm ra ở việc làm, ấy là khoe khoang; ngoài mặt khôn lanh mà không có thực tài, ấy là tiểu nhân vậy. (Khổng Tử)

140. Nghe lời chê bai mà giận là làm ngòi cho người ta gièm pha; nghe câu khen ngợi mà mừng thì làm cho người ta nịnh hót. (Văn Trung Tử)

141. Lòng của thánh nhân chuyên chất, không xáo trộn, đương lúc ăn thì ăn, đương lúc ngủ thì ngủ, lúc ấy không phải lúc nói năng.(Phạm Thị)

142. Ở đâu có nhiều lời hoa mỹ thì ở đó thiếu tình yêu chân thật. (M.Gorki)

143. Khi nói nhiều, người ta hay nói những điều không nên nói. (Khổng Tử)

144. Không nên tin vào người có cái miệng ăn nói khéo léo quá.(Hàm Thị)

145. Chính từ lời nói mà người ta giết người khác và làm cho người khác giết mình một cách dễ dàng. (Anatole France)

146. Nói năng thận trọng đáng quý hơn sự hùng biện. (F.Bacon)

147. Lời lẽ tử  tế là điệu nhạc của thế gian. (Fabre)

148. Nếu muốn thông minh bạn hãy học cách hỏi hợp lý,cách nghe chăm chú, cách trả lời thông minh và ngừng nói khi không còn gì nói nữa. (G.Laphate)

149. Nếu ta suy nghĩ hai lần trước khi nói, ta sẽ nói hay gấp đôi. (U-pen)

150. Quyền lực của lời nói thì vô biên.(M.Alexey)

151. Trong đạo đức cũng như trong nghệ thuật, vấn đề không phải ở lời nói mà ở việc làm.(R.Renan)

152. Biết hùng biện, biết cả im lặng.(Ngạn ngữ Hungary)

153. Nói không suy nghĩ là bắn không nhắm đích. (T.Fuller)

154. Đừng thích thú vì lời ngọt ngào, đừng bực tức vì lời gay gắt. ( Ngạn ngữ Đức)

155. Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, người nịnh hót ta là kẻ hại ta. (Tuân Tử)

156. Một nghìn lời đồn đại vẫn chưa phải là sự thật. ( Ngạn ngữ Mông Cổ)

157. Chớ nói về hạnh phúc của mình với người kém sung sướng hơn mình. (Pythagore)

158. Ngôn từ tốt đẹp chỉ là anh lùn bên cạnh người khổng lồ là sự gương mẫu. (Ngạn ngữ Thụy Sĩ)

159. Lời nói thuộc thời gian, sự im lặng thuộc vĩnh cửu. (Carlyle)

160. Có thể bỏ qua một nghìn lời nói nhưng không thể bỏ qua một lời góp ý. (Ngạn ngữ Ả Rập)

161. Chỉ những người tuyệt vời nhất mới có thể nói một cách giản dị và chân thành : “Tôi không biết”.(De Piraxêp)

162. Vấn đề là ở chỗ, trước khi nói thì hai mắt phải nhìn, hai tai phải lắng nghe. (R.Gamzatop)

163. Mỉm cười là tiếng nói thật của những cặp tình nhân. (F.Van-đô)

164. Anh muốn người ta tin vào những điều tốt của anh không ? Nếu muốn, hãy im lặng. (Pascal)

165. Lời khen quá đáng chẳng mấy chốc trở thành lời nịnh hót. (C.John Dony)

166. Một lời nói ra bốn ngựa không đuổi kịp. (Ngạn ngữ Mông Cổ)

167. Khiêm tốn và im lặng là đặc tính quý giá trong những cuộc đàm thoại. (M.Montagne)

168. Hãy tiếp nhận lời nói xấu với sự trầm tĩnh hơn sỏi đá. (Voltaire)

169. Ai nói không suy nghĩ, người đó sẽ được nghe những lời không muốn nghe. (Ngạn ngữ)

170. Lời nói của kẻ gian dối giống như mật ong ; hành động của họ như lưỡi dao. (Ngạn ngữ Ả Rập)

171. Trào phúng là một cách bảo vệ con người trước những số phận nghiệt ngã. (Sapech)

172. Những người mạnh mẽ không dùng lời lẽ lăng mạ. Họ mỉm cười. (L.Leonop)

173. Gièm pha mai mỉa là một chứng xấu nhất đời. (Lã Khôn)

174. Lương tâm trong sáng dám cười nhạo những lời vu cáo. (Ngạn ngữ Anh)

175. Lời gièm pha : Đó là những mũi tên có lửa. (C.M.Vilando)

176. Người quân tử dè dặt ở lời nói, nhanh nhẹn ở việc làm. (Khổng Tử)

177. Nịnh người quân tử bị người quân tử khinh; dồn ép kẻ tiểu nhân sẽ bị nó chống lại. (Ngạn ngữ Trung Hoa)

178. Đừng tin vào tai, hãy tin vào mắt.(Ngạn ngữ Đức)

179. Dù hai tiếng “có” và “không” có ngắn ngủi đến đâu, chúng vẫn làm ta phải suy nghĩ hết sức nghiêm túc trước khi nói. (Pythagore)

180. Khi người ta không dám nói cái người ta nghĩ thì người ta sẽ không dám nghĩ cái người ta nói. (Zenon)

181. Người khôn có hai lưỡi :Một cái nói lên sự thật,còn cái kia nói lên những điều thích hợp. (A.Tolstoi)

182. Người nói quá nhiều là người chẳng có gì để nói. (L.Tolstoi)

183. Hãy nghe thì được khôn ngoan, hãy nói thì được toàn hối hận. (Ngạn ngữ Anh)

184. Nhiều người biết cách nịnh nhưng ít người biết cách khen. (Ngạn ngữ Hy Lạp)

185. Lời càng khéo càng mất sự chân thật, ý càng kỹ càng rơi xuống hư hao.(Nguyễn văn Siêu)

186. Miệng người như cỏ xanh, gió thổi là nghiêng ngả.(Ngạn ngữ Trung Hoa)

187. Im lặng là nghệ thuật lớn lao của cuộc đàm thoại. (Hazlitt)

188. Tiếng xấu như cái gánh : cất lên thì nhẹ, đặt xuống thì khó.(J.J.Rousseau)

189. Hỏi nhiều không phải là cách trò chuyện lịch sự. (S.Johnson)

190. Sự chiều lòng giữ chân  bạn bè , nói thật gây thù oán. (Terence)

191. Nói thật thì ích cho người nghe mà thiệt cho người nói, vì khiến cho người ta ghét. (Pascal)

192. Kẻ nói điều xấu của ta là thầy ta ; kẻ nói điều tốt của ta đó là giặc ta vậy . (Cổ ngữ)

193. Khi người ta dám nói cái mà người ta nghĩ, chung quy người ta không còn nghĩ đến cái mà người ta nói. (Zenon)

194. Kẻ không biết sự thật, đó là thằng ngốc; kẻ biết sự thật mà im lặng, đó là tên tội phạm. (B.Breck)

195. Đừng bao giờ khuyên ai giữa đám đông. (Ngạn ngữ Ả Rập)

196. Không nên nói cái dở của người khác; chớ nên nói cái hay của mình. (Thôi Diệm Minh)

197. Cái tiếng êm đềm nhất trong tất cả các tiếng là tiếng khen.(Xenophon)

198. Kiên nhẫn làm tròn nhiệm vụ và im lặng là câu trả lời tốt nhất cho những lời vu khống . (G.Washington)

199. Lời vu khống giống như con ong vò vẽ lớn; nếu anh không thể đập chết nó bằng phát đánh đầu tiên, thì tốt hơn là đừng đụng đến nó. (H.W.Shaw)

200. Khôn ngoan đến với sự lắng nghe; hối hận đến với sự ba hoa. (Ngạn ngữ Italy)

201. Kẻ nói dối không bao giờ được lắng nghe; ngay cả khi họ nói sự thật. (Richer)

202. Nói ít thôi về những gì ta biết; im lặng hoàn toàn về những gì ta không biết. (Sadi Carnot)

203. Cách giữ lời tốt nhất là không bao giờ hứa. (Napoleon I)

204. Khoe là hay, thế là mất hay ; khoe có công, thế là mất công. (Kinh Thư)

205. Tự cho mình là giỏi thì tai không nghe được những lời hay lẽ phải nữa. (Gia Ngữ)

206. Tự khiêm người phục; tự khoe người khinh. (Kinh Viên Tiểu Ngữ)

207. Im lặng nhiều khi là cách chỉ trích nghiêm khắc nhất. (Charles Brucheton)

208. Ngay cả khi dại khờ cũng thành khôn ngoan khi họ biết im lặng; và hóa ra thông minh khi họ biết ngậm miệng. (Salomon)

209. Trì hoãn hứa giúp trung thành giữ lời hứa. (J.J.Rousseau)

210. Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn; Lòng người quanh tựa nước non quanh. (Nguyễn Trãi)

211. Một lời xin lỗi dù vụng về vẫn có lợi hơn không. (Stephen Gosson)

212. Hãy nhớ rằng không thể xóa bỏ được lời đã nói ra. (E.Wheeler)

213. Sự thật hiển nhiên nhất, nghịch đời nhất, chính là chỉ có người thân cận nhất mới nói với ta những lời cay đắng nhất. (Dorothy Dix)

214. Ngôn ngữ được ban  tặng để gọt giũa tư tưởng. (E.Young)

215. Bản chất của bạn nói nhiều hơn ngôn ngữ của bạn.(Emerson)

216. Nếu biết dùng, thì lời khen là tiếng đẹp đẽ nhất, nhiều năng lực nhất trong ngôn ngữ. (F.Weeler)

217. Nội dung nói gần như có tác động ít hơn cách nói. (Voltaire)

218. Những người tích cực, làm được việc là những người ít nói. (Douglas Burton)

219. Giọng nói là gương mặt thứ hai. (Gerald Bauer)

220. Giọng nói là bó hoa của sắc đẹp. ( Zénon D’Étée)

221. Hãy nói để tôi thấy bạn. (G.C.Lichtenberg)

222. Nói mà chẳng nói lên được gì cả, đó là tình trạng của hơn ba phần tư tưởng kẻ nói ra tất cả những gì mình nghĩ. (Oscar Commettant)

223. Không phải luôn luôn nói ra điều ta nghĩ mà phải luôn luôn nghĩ về điều ta nói. (Mme de Lambert)

224. Nếu không chắc về sự thật mà bạn sắp nói ra, đừng nói ra. (Maurice Macterlinck)

225. Những điều cao xa nhất chỉ cần nói một cách đơn giản. (J. de la Bruyère)

226. Hãy vội nghe và chậm trả lời. (Ben Sira)

227. Dao nhọn không chỉ ở trong tay mà  có thể ở trong lời nói. (W.Shakepeare)

228. Ngôn ngữ là chiếc bánh lái của thân xác. (Aménhemhat)

229. Nhà hùng biện nghĩ, và ngôn ngữ đi theo. (Thánh Augustin)

230. Im lặng là ngôn ngữ của người khôn ngoan. (Francis Bacon)

231. Ai nói điều mình biết, cũng nói điều mình không biết. (Francis Bacon)

232. Có gì hoàn hảo hơn sự im lặng. ( Honoré de Balzac)

233. Sự im lặng của quần chúng là bài học của các vị vua. (Ch.M.de Bauvais)

234. Một người nói nhiều thường sẽ làm cho người ta ít nghe hơn một người nói vừa đủ. (Dom.Bouhours)

235. Im lặng là một người bạn không bao giờ phản bội. (Khổng Tử)

236. Người biết không nói, người nói không biết. (Lão Tử)

Trên đây là những câu nói hay, những ca dao tục ngữ, châm ngôn về lời ăn tiếng nói vô cùng ý nghĩa. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên ghé Thiều Hoa để xem thêm nhiều câu nói hay hơn nữa nha!

Thiều Hoa biên tập - Nguồn ảnh Internet

Thái Huỳnh

Bạn có hài lòng bài viết này?

SẢN PHẨM LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN