phone messenger zalo

Vải phi lụa là gì? Mặc vải phi lụa sẽ nóng hay mát?

Thiều Hoa » Blog » Vải – các loại vải » Vải phi lụa là gì? Mặc vải phi lụa sẽ nóng hay mát?
Theo dõi Thiều Hoa trên Thiều Hoa Google News
Làm từ chất xơ tự nhiên nhưng vải phi lụa, vải phi bóng không thấm nước, mồ hôi nên khi ở nơi nóng, mặc vào sẽ cảm thấy nóng nực, bí bách..

Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ vải phi lụa? Chúng ta rất hay lầm tưởng về khả năng làm mát của phi lụa khi sờ vào chất liệu vì có thể cảm nhận được độ lạnh của nó. Vậy thật sự vải phi lụa có khả năng làm mát thật sự không? Vải phi bóng có phải vải phi lụa không? Tất cả các thắc mắc đó sẽ được Thiều Hoa giải đáp ở bài viết này. Hãy cùng Thiều Hoa tìm hiểu về loại vải thú vị này nhé.

Vải phi lụa là gì?

Vải phi lụa là loại vải có nguồn gốc tự nhiên. Nó được làm từ một loại tơ lụa sản xuất từ tơ tằm. Các sợ tơ qua quá trình đan sẽ dệt thành lụa. Chính vì có nguồn gốc từ tự nhiên nên vải phi lụa sẽ có độ bền và độ co giãn kém. Nhưng cũng chính nhờ sản xuất từ tơ tằm nên nó làm tỏa ra những đường óng ánh tự nhiên; tạo nên sự sang trọng và gây ấn tượng cho những người xung quanh. Vải phi bóng là gì - Tương tự như vải phi lụa; ngoài sợi tơ tằm, vải phi bóng còn được dệt thêm những sợi như polyester, sợi viscose. Chính vì thế nên nó có khả năng giữ được màu sắc tốt, khó bị phai màu. Vải phi bóng được dệt theo từng lớp; vải mặt trên có nhiều sợi ngang song song và khiến bề mặt vải láng bóng. Khi có ánh sáng chiếu vào thì vải tạo ra những màu sắc phản chiếu khác nhau.

Vải phi lụa là gì?

Vải phi lụa là gì?

Quy trình sản xuất vải phi lụa 

Để có thể sản xuất ra một tấm vải lụa, người ta phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tập như sau:

Bước 1: Nuôi tằm

Nhộng tằm phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mát mẻ nên cần nuôi tằm trong thời tiết mùa Xuân hoặc mùa Thu. Vòng đời trung bình của một con tằm từ khi nở đến lúc nhả tơ là từ 23 – 25 ngày; trải qua 4 lần lột xác. Tùy vào độ tuổi của tằm, ta sẽ cung cấp các loại thức ăn phù hợp. Tằm nhỏ cho ăn lá non, tằm lớn ăn lá cứng. Thức ăn chủ yếu của tằm là lá dâu. Sau khi phát triển đến kích thước tối đa thì bò đến nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén.

Bước 2: Nhả tơ kén

Những hộ trồng dâu nuôi tằm thường dùng một chiếc né được làm từ thân cây đay tạo thành 5 lớp; với những ô chữ nhật thông thoáng để cho tằm nhả kén. Đầu tiên tằm sẽ nhả tơ để tạo vỏ bọc thô bên ngoài định hình tổ kén sau đó nó nằm trong kén; và chuyển động theo hình số 8 khoảng 3000 lần để nhả tơ tạo thành sợi tơ dài gần 1000 km quấn quanh kén.

Cuộn tơ tằm

Kén tơ của tằm

Tơ của tằm được tiết ra từ tuyến nước bọt của chúng; là 1 loại sợi protein dạng lỏng, màu trong suốt; hơi nhớt và đông cứng lại khi gặp không khí tạo thành sợi tơ. Sau khi nhả hết tơ con tằm sẽ nằm trong kén và hóa thành nhộng.

Bước 3: Ươm tơ

Ươm tơ chính là việc kéo sợi tơ từ kén thành sợi tơ tằm. Từ khi bắt tằm chín lên né khoảng 7 ngày sau, thì bắt đầu ươm tơ; trong khoảng 5 ngày phải ươm tơ hết các kén đã đóng. Nếu chậm tằm sẽ biến thành con ngài, ngài sẽ cắn kén chui ra; làm sợi tơ bị cắn đứt, không ươm được tơ nữa. Để ươm tơ, đầu tiên thả kén vào nồi nước sôi, đảo kén làm lớp keo sericin tan ra một phần, kén mềm; lớp áo kén ngoài bong ra thì mới tìm được mối tơ gốc để rút sợi tơ; khoảng 10 sợi tơ được người thơ ươm tơ kéo rút từ 10 cái kén chập lại với nhau thành một sợi chỉ tơ, tuỳ theo loại tơ lấy đầu lấy giữa hay lấy xác con nhộng mà người ta phân thành tơ nón, tơ nái, tơ đuối hay tơ gốc. Sợi chỉ tơ được quấn vào những con suốt giống như lõi ống chỉ xếp thẳng đứng thành hàng ngang; rồi cho chạy vào những guồng tơ tròn bẳng gỗ nằm bắt ngang trên nồi nước sôi để cuộn thành các vỏ tơ sống rồi mang ra phơi nắng.

Tơ tằm được các nghệ nhân chăm chút

Tơ tằm được các nghệ nhân chăm chút từng chút một

Bước 4: Dệt lụa

Từ sợi tơ tằm tuỳ theo chất lượng tơ và cách xoắn sợi tơ sẽ có các loại tơ với chất lượng khác nhau; tuỳ vào số lượng sợi xe mà vải lụa sẽ điều chỉnh độ dày mỏng. Nó tạo nên nhiều loại vải lụa phong phú với đủ độ mỏng, rủ; trong, bóng hay mềm cứng, óng ánh. Kiểu dệt cổ truyền của Viêt Nam là phối hợp pha trộn các loại sợi dọc và ngang để tạo ra những mặt hàng khác nhau.

vải lụa phi

Quá trình dệt lụa

Bước 5: Nhuộm màu

Đây là bước cuối cùng tạo nên tính thẩm mỹ cho các loại vải lụa. Vì vải lụa nguyên bản chỉ có màu trắng ngà của tơ; nên việc muốn có nhiều sắc màu khác nhau bắt buộc phải nhuộm màu. Trước khi ngâm với thuốc nhuộm; lụa được ngâm trong nước nóng để làm truột tơ tức là loại bỏ sạch sẽ lớp keo bám trên bề mặt.

Những tấm vải lụa được nhuộm màu sặc sỡ

Những tấm vải lụa được nhuộm màu sặc sỡ

>> Có thể bạn quan tâm:

Tham khảo ngay áo khoác nữ trung niên cao cấp và thời thượng của Thiều Hoa!

Vải phi lụa sẽ mang lại cảm giác nóng hay mát?

Vải phi lụa khi mặc lên người giúp người mặc trở nên sang trọng; quý phái hơn nhờ những đặc tính do loại vải này mang lại. Tuy nhiên mặc vải phi lụa nóng hay mát, có nên mặc vào mùa hè là thắc mắc của nhiều người. Mặc dù được làm từ chất xơ tự nhiên nhưng vải phi lụa không thấm nước và không hấp thụ được hết mồ hôi nên không thích hợp mặc vào mùa hè; tức mặc vào bạn sẽ cảm thấy nóng nực, bí bạch rất khó chịu.

Vải phi bóng thường được sử dụng vào mùa lạnh vì có khả năng giữ ấm tốt

Vải phi bóng thường được sử dụng vào mùa lạnh vì có khả năng giữ ấm tốt

Bên cạnh đó, vải phi lụa rất dễ hình thành các vết bẩn màu vàng do mồ hôi. Điều này khiến bộ trang phục được may bằng vải phi lụa của bạn dễ bị hỏng mà thiếu sự thẩm mỹ nhất định. Vải phi lụa không thoáng khí nên vào mùa hè mặc chúng bạn cảm thấy càng nóng bức hơn đấy.

Đặc điểm của vải phi lụa?

Vải phi lụa có khả năng giữ nước tốt nên khi mặc có cảm giác bị bám vào da. Loại vải này khi thấm mồ hôi lâu sẽ xuất hiện những vết ố vàng; do đặc tính hóa học đặc trưng của nó. Vào mùa đông người ta thường mặc những bộ trang phục được may bằng vải phi lụa; vì nó có khả năng giữ ấm cho cơ thể cực kỳ tốt. Vải phi lụa còn có đặc tính là khá bền màu; giữ màu quần áo được lâu hơn so với các loại vải như vải jean, vải kaki… Hiện có hai loại vải phi lụa được sử dụng nhiều nhất đó là vải phi lụa tơ tằm 100%; và vải phi lụa tơ tằm pha polyester, nylon… Loại vải này chủ yếu được dùng may trang phục áo cưới; áo dài hoặc những trang phục sử dụng trong dịp quan trọng… Tùy vào chất lượng vải phi lụa sẽ có giá bán cao thấp khác nhau và từng cửa hàng cũng có sự chênh lệch nhất định.

Vải phi bóng mang nhiều đặc tính vô cùng nổi bật

Vải phi bóng mang nhiều đặc tính vô cùng nổi bật

1. Một số ưu điểm chung của vải phi lụa: 

  • Khi có ánh nắng chiếu vào sẽ mang độ óng ánh tự nhiên cực kỳ bắt mắt và gây ấn tượng cho những người xung quanh.
  • Độ mềm mịn cao cấp hơn những loại vải nhân tạo. Đây cũng chính là ưu điểm nổi bật nhất của vải phi lụa.
  • Sử dụng vào những ngày nắng nóng rất thoải mái bởi khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Độ thẩm mỹ cao, mang lại vẻ sang trọng cho người mặc.
  • Vải phi lụa được yêu thích trong những ngày se lạnh bởi tính chất không tích điện và dẫn kém giúp cơ thể giữ ấm trong những ngày mà nhiệt độ xuống thấp.
  • Chủ yếu được dùng để may trang phục áo cưới, áo dài hoặc những trang phục sử dụng trong những dịp cần sự cầu kỳ, trang trọng.

2. Về vải phi bóng

Cũng giống như vải phi lụa, loại vải này được đánh giá mang đến tính thẩm mỹ cao, nó có nhiều công dụng; tính ứng dụng cao nên được nhiều người ưa chuộng. Vải phi bóng khó nhàu, không cần phải ủi thường xuyên và dễ tạo dáng. Tuy nhiên vải phi bóng vải khá mịn và bóng khiến việc may trở nên khó khăn; vải khó giữ được nếp nên cần người gia công phải có tay nghề và kinh nghiệm mới may được vải. Vải phi bóng cũng không thấm nước; không thấm mồ hôi nên những trang phục được may từ nó khiến người mặc cảm thấy nóng khi khoác lên người.

Phân biệt các loại vải phi lụa

1. Lụa tơ tằm

Loại vải cao cấp được dệt từ tơ tằm với chất vải mềm mịn. Toàn bộ quá trình được sản xuất phương pháp thủ công; kỹ thuật tinh xảo cho ra những thước lụa tơ tằm cao cấp. Được đánh giá là loại vải có độ mỏng mịn và độ bền cao nhất, thời xưa được vua chúa ưa chuộng làm trang phục. Các họa tiết được thêu dệt lên tấm lụa này rất tinh xảo, tỉ mỉ chất vải thì lại vô cùng thoáng mát. Đặc biệt, các màu sắc của loại lụa tơ tằm này khá đơn giản; bởi được lấy từ các nguyên liệu thiên nhiên không pha tạp chất hóa học.

2. Lụa satin

Nhắc đến lụa không thể bỏ qua thước vải lụa satin đâu nhé. Được áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn, các sợi tơ tằm đan xen nhau tạo sự chắc chắn tuyệt đối cho người sử dụng. Lụa satin được ứng dụng cao trong thời trang bởi tính thoáng mát và dễ chịu, mềm mịn mà nó đem lại. Ở chất vải này, có độ bóng cao, khá dễ rách nhưng có tính thẩm mỹ cực kỳ cao; có thể in mọi họa tiết đem đến sản phẩm chất lượng.

vai-phi-lua-la-gi-mac-vai-phi-lua-se-nong-hay-mat 7

Lụa Satin mềm mại thoáng mát thích hợp cho mùa hè oi bức

3. Lụa cotton

Được gọi là lụa cotton bởi nó được kết hợp từ lụa và cotton nên nó có được các đặc tính tuyệt vời từ 2 chất vải này. Với đặc tính ít nhăn thừa hưởng từ chất cotton cộng thêm sự mềm mịn, thoáng mát, sang trọng từ lụa. Được sử dụng trong nhiều loại trang phục bởi tính chống nhiệt cao, phù hợp với mọi mùa trong năm. Là chất liệu được các nhà thiết kế ưu tiên sử dụng.

4. Lụa Twill

Chất vải đình đám đến từ lụa Twill thoáng mát, mềm mịn đem lại cảm giác vô cùng thoải mái cho người mặc. Với đặc tính thấm hút mồ hôi nổi trội; cho bạn cảm giác tự tin cả ngày vận động mà không lo nóng nực, khó chịu. Đặc biệt, chất vải này khá dễ bị ố sau khi thấm mồ hôi nếu trang phục của bạn là màu trắng. Bù vào đó, chất vải này rất dễ ủi, thuận tiện cho những ai bận rộn không có thời gian. Có cấu trúc đan chéo, thành phần an toàn, đảm bảo cho người mặc cảm giác dễ chịu và thoải mái.

5. Vải lụa gấm

Chắc hẳn khi nghe đến tên thì bạn cũng đã biết sự kết hợp giữa chất vải này. Chất lụa mềm mịn cùng chất gấm dày dặn; thêm vào đó có họa tiết được thêu dệt vô cùng tinh xảo và sang trọng. Đây được xem là chất vải đắt tiền nhất bởi được dung hòa từ 2 chất vải cao cấp nhất; thường được sử dụng cho các chiếc đầm dạ hội, trang phục đi tiệc sang trọng và cần tôn lên vẻ đẳng cấp.

Ứng dụng vải phi lụa

Là một chất liệu tạo nên sự sang trọng, giúp sản phẩm lâu cũ và có độ bền cao; nên vải phi lụa hay vải phi bóng được ứng dụng rất nhiều trong trang trí; nội thất cũng như là may mặc. Nó thường dùng để làm vải trang trí phông màn, làm khăn bàn hoặc khăn trải trên bàn thờ gia đình…

Rèm cửa hoa văn làm bằng vải phi bóng

Rèm cửa hoa văn làm bằng vải phi bóng

Bộ chăn drap giường ngủ làm từ vải phi lụa

Bộ chăn drap giường ngủ làm từ vải phi lụa

Bộ trang phục cực kỳ sang trọng từ chất liệu này

Bộ trang phục cực kỳ sang trọng từ chất liệu này

Tùy theo loại sợi người ta để lên vải phi bóng khiến nó có thể nặng hoặc nhẹ, mịn màng hoặc thô hơn. Nhưng dù thế nào chăng nữa thì những đường nét đặc trưng trên vải phi bóng, phi lụa vẫn được giữ nguyên vẹn.

Vệ sinh và bảo quản vải phi lụa

Vải phi bóng thường không thấm hút mồ hôi, bề mặt vải dễ bị trầy xước. Vì thế, bạn không nên tác động mạnh tới loại vải này.  Nhược điểm của áo dài bằng phi bóng là bề mặt dễ bị xước, do đó, cần chú ý trong việc giặt giũ loại vải này. Nếu giặt bằng máy nên giặt bằng dung dịch và xả nhiều nước. Nếu giặt bằng tay nên xả nhiều nước. Với đặc thù là nguyên liệu tự nhiên nên khi giặt vải phi lụa, vải phi bóng cần phải áp dụng những bí quyết giặt như sau:

  • Tránh giặt chung với những loại vải khác để không bị phai màu hay co rút chỉ trong quá trình giặt.
  • Tiếp đến nhúng vải vào nước ấm đã hòa bột giặt và ngâm trong 5 phút, nước ấm vừa đủ không quá nóng, không quá lạnh.
  • Vò nhẹ sản phẩm, không vò mạnh gây nhàu nát vải lụa và tráng lại bằng nước sạch.
  • Các sản phẩm bằng lụa phi bóng chỉ nên phơi ở khu vực thoáng gió, không có ánh nắng trực tiếp.
  • Không được sử dụng hóa chất, cồn đổ vào vải lụa khi giặt sẽ gây mất màu.
  • Tránh sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh sẽ khiến vải bị mài mòn và nhanh hỏng.
  • Mỗi sáng hãy giũ bụi và phơi vải lụa ở nơi thoáng mát.

Lời kết

Vải phi lụa hay vải phi bóng thật là loại vải thú vị phải không nào. Với những ưu điểm nổi bật, chất liệu phi lụa được ứng dụng cao trong ngành may mặc, đặc biệt là các sản phẩm về thời trang. Chắc hẳn bài viết trên đã giải đáp được rất nhiều thắc mắc của các bạn về chất liệu này. Thiều Hoa rất vui vì có thể chia sẻ đến những kiến thức hữu ích liên quan đến thời trang đấy.

Thiều Hoa biên tập - Nguồn ảnh: Internet

Lê Hằng

Bạn có hài lòng bài viết này?

SẢN PHẨM LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN