phone messenger zalo

Vải nilon với những đặc tính và ứng dụng trong đời sống

Thiều Hoa » Blog » Vải – các loại vải » Vải nilon với những đặc tính và ứng dụng trong đời sống
Theo dõi Thiều Hoa trên Thiều Hoa Google News
Vải nilon (vải nylon) là loại vải nhân tạo được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc gần đây. Vậy chúng có ưu, nhược điểm gì? Và được ứng dụng ra sao?

Vải Nilon (vải nylon) được xem là loại vải nhân tạo sử dụng phổ biến hiện nay. Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về loại vải này. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu về chất liệu này chưa? Chúng mang đặc tính gì và có ưu, nhược điểm như thế nào? Cùng Thiều Hoa tìm hiểu qua một vài thông tin sau nhé.

Vải nilon và quy trình sản xuất?

Vải nilon (vải nylon) được tạo thành bởi nhựa nhiệt dẻo hoặc poliamit alipha. Bản chất là loại dựa có nguồn gốc từ dầu thô. Trải qua quá trình hóa học chuyên sâu sẽ trở thành chất liệu sợi mạnh mẽ; có khả năng co giãn tốt. Từ đó tạo thành các loại vải. Vải nilon là loại vải đầu tiên trên thế giới được làm hoàn toàn trong phòng thí nghiệm. Loại vải này có độ đàn hồi và độ bền cực tốt. Tuy nhiên quá trình sản xuất lại vô cùng phức tạp.

Vải nylon - loại vải được dùng phổ biến hiện nay

Vải nylon - loại vải được dùng phổ biến hiện nay

Các Monome thích hợp kết hợp tạo thành một chuỗi dài thông qua phản ứng polymer hóa ngưng tụ tạo thành nilon (nylon). Các monome cho nilon 6 - 6 là axit adipic và hexamethilene diamin. Hai phân tử kết hợp tạo ra polymer và nước (H2O) - được tạo ra như sản phẩm phụ. Nước được lấy ra khỏi quá trình sản xuất để tránh việc xuất hiện liên tục làm ảnh hưởng đến quá trình tạo polymer. Một chuỗi polymer có thể được tạo từ 20.000 monomer. Thông qua một nhóm amit (trong đó có một nguyên tử nitơ), chúng kết nối với nhau. Với các lực yếu như liên kết hidro; liên kết giữa các chuỗi polymer, chúng dễ rối với nhau một cách ngẫu nhiên. Nhưng các phân tử nilon vẫn rất linh hoạt. Trước khi làm thành các sợi vải, polymer phải được làm ấm và rút ra để thành các sợi mảnh.

Lịch sử phát triển

Năm 1935, sợi vải nilon lần đầu xuất hiện do công ty Du Pont của Mỹ sản xuất. Đến năm 1938, công ty Du Pont đã có bằng sáng chế sợi vải nilon. Ban đầu sợi vải nilon được sản xuất nhằm thay thế chát liệu lụa khan hiếm trong thế chiến thứ 2. Tuy nhiên sau đó, loại vải này xuất hiện phổ biến hơn với vai trò là vật dụng thường ngày. Đến nay tính thương mại của vải nilon ngày càng tăng và được xem là một trong những loại vải được sử dụng phổ biến nhất.

Ưu điểm vải nilon (vải nylon)

1. Trọng lượng siêu nhẹ

Ưu điểm này khá tương đồng với loại vải Oxford. Tuy nhiên, về trọng lượng của hai loại vải thì vải nilon chiếm ưu thế hơn. Vì có trọng lượng siêu nhẹ nên loại vải này rất phù hợp trong công nghệ sản xuất các loại vật dụng tiện lợi. Điều này giúp người dùng dễ dàng mang theo, góp phần ngăn gió, hơi ẩm xâm nhập.

2. Vải nilon chắc chắn, độ bền cao

Đó là do có thành phần từ nhóm polymer với các loại hóa chất tổng hợp. Từ độ bền trong cấu tạo mà vải nilon có khả năng chống mài mòn tốt, tuổi thọ sự dụng cao và không nhạy cảm như những chất liệu khác. Điều đó giúp người sử dụng hoàn toàn yên tâm với độ bền bỉ chúng trong quá trình sử dụng.

Ưu điểm nổi bật của vải nilon với độ bền cao

Ưu điểm nổi bật của vải nilon với độ bền cao

3. Vải nilon có khả năng phục hồi cao

Đây là loại vải có thể tái chế với đặc tính dễ dàng hồi phục. Chúng dễ tân trạng lại như mới và không dễ bị mất hình dạng ban đầu ngay cả khi có tác động lớn như kéo giãn.

4. Không dễ bị nhăn nhàu

Vải nylon có khả năng chống nhăn cực tốt. Đó một phần nhờ khả năng phục hồi cao của chất liệu vải này. Giúp người dùng tiết kiệm thời gian là, ủi. Cũng chính ưu điểm này đã khiến vải nilon được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc.

5. Bền màu khó phai

Ta có thể thấy những vật dụng, đồ dùng bằng vải nilon khá bền màu, khó phai. Đó là do loại vải này có tính chất thấm hút màu nhuộm rất tốt. Đặc biệt là các loại thuốc nhuộm mang tính axit cao. Ngoài ra, vải nilon còn được đánh giá là cực kì đa dạng về màu sắc, đem đến sự lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng.

6. Nhanh khô, không phân hủy nước biển

Đây là một ưu điểm lớn giúp người dùng tiết kiệm thời gian giặt giũ và phơi khô. Vải nilon khô rất nhanh, rất tiện lợi. Bên cạnh đó, loại vải này thường được dùng để chế tạo trang phục đồ bơi, đồ đi biển; các sản phẩm tiếp xúc nhiều với môi trường nước; có tính bazo hoặc axit cao do chất liệu này không bị mài mòn hay phân hủy.

Nhược điểm của vải nilon (vải nylon)

1. Vải nilon kém bền ở nhiệt độ cao

Loại vải này được đánh giá là không quá nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên lại không bền khi ở nhiệt độ cao. Đặc biệt là trong khoảng nhiệt độ từ 100 độ C - 180 độ C. Và trong khoảng từ 215 độ C - 260 độ C, loại vải 100% nilon sẽ tan ra. Có thể thấy nhược điểm này khá tương đồng với chất liệu vải polyeste hiện nay.

2. Khó phân biệt khi chọn mua

Loại vải này thường khó phân biệt do nó dễ bắt sáng và có độ bóng nhất định. Vì thế, theo bình thường, ta sẽ rất khó để phân biệt chúng với chất liệu lụa hay satin. Tuy nhiên, khi sờ vào vải bạn có thể phần nào phân biệt qua độ thô ráp của chất liệu. Bởi hiện nay, loại vải này khi sản xuất thường pha thêm các chất liệu khác và không hoàn toàn 100% nilon.

Chất vải nilon với các ưu, nhược điểm

Chất vải nilon với các ưu, nhược điểm

3. Không có khả năng phân hủy sinh học

Do có thành phần thuộc nhóm polymer, chúng không có khả năng phân hủy sinh học (phân hủy tự nhiên). Chính vì thế, loại vải này không thân thiện với môi trường. Vì có thành phần từ nhựa nhiệt dẻo hoặc poliamit alipha nên khi đốt vải nilon bạn sẽ ngửi thấy mùi nhựa cháy đặc trưng. Bên cạnh đó, việc sản xuất loại vải này cũng gây hại nhất định cho môi trường. Vì khi đó, chúng tạo ra và giải phóng các oxit nitơ - đây là loại khí gây hiệu ứng nhà kính.

Ứng dụng của vải nilon (vải nylon)

Với những ưu điểm nổi bật, vải nilon được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Sau đây là một vài ứng dụng của loại vải này.

Ứng dụng của vải nilon (vải nylon)

Ứng dụng của vải nilon (vải nylon)

1. Chất liệu cho quần đi biển

Nhờ khả năng hút ẩm tiện dụng và không thấm nước nên vải nylon được sử dụng phổ biến cho công nghệ sản xuất quần đi biển. Rất nhanh khô và tiện dụng; kết hợp để làm trang phục khác: áo đi biển, áo khoác đi biển,... Không những có ưu điểm nhanh khô sau khi tiếp xúc với nước mà chất liệu này còn có thể tái sử dụng nhiều lần.

2. Trong công nghệ may đồ lót

Ngoài được ứng dụng trong may đồ đi biển, đồ thể thao, vải nilon cũng được ưa chuộng trong sản xuất các loại đồ lót, áo choàng, áo cánh và khẩu trang. Đây là chất liệu có giá thành rẻ hơn các chất liệu khác.

3. Sản xuất các loại chăn ga gối đệm

Với độ bóng mềm và khả năng bắt sáng tốt nên vải nilon được dùng làm đồ trang trí nội thất: chăn ga gối đệm, rèm cửa,... Tuy nhiên, một số dòng chăn ga gối đệm may từ vải nilon không được đánh giá cao do độ thoáng mát, độ hút ẩm thấp.

Lời kết

Trên đây là một vài thông tin về chất liệu vải nilon. Thiều Hoa hy vọng rằng, các bạn có thể hiểu thêm về chất liệu vải này và lựa chọn cho mình những sản phẩm đồ dùng tốt và phù hợp.

Thiều Hoa biên tập - Nguồn ảnh: Internet

Thái Huỳnh

Bạn có hài lòng bài viết này?

SẢN PHẨM LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN