Nguyễn Bính là nhà thơ lớn của nước nhà. Thơ Nguyễn Bính mang nét chân quê, mộc mạc nhưng không kém phần đằm thắm, trừ tình. Ông viết khá da dạng về chủ đề: ngoài những bài thơ hay tình yêu, ông còn khá nhiều bài thơ đặc sắc về quê hương đất nước, về mùa thu, mùa xuân, về kháng chiến …. Mỗi bài thơ đều để lại một xúc cảm sâu sắc.
Nay Thieuhoa xin tổng hợp, dành tặng độc giả yêu thơ tuyển tập 90+ bài thơ Nguyễn Bính “sống” mãi cùng thời gian. Cùng lắng lòng với chùm thơ hay này bạn nhé !
1. Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bính
Nguyễn Bính được biết đến là một nhà thơ vô cùng nổi tiếng ở nước ta, nhất là ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm của ông đã đóng góp lớn cho nền thơ ca Việt Nam bấy giờ.Với đặc trưng giản dị, gần gũi, hồn nhiên tựa ca dao trữ tình, thơ Nguyễn Bính luôn được yêu thích qua năm tháng.
Tiểu sử
Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918 với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Ông sinh ra trong một gia đình gia giáo, bố làm nghề dạy học, mẹ xuất thân từ một gia đình khá giả.
Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính dành thời gian sáng tác rất nhiều thể loại có thể kể đến như thơ, kịch, truyện thơ…
Ông cống hiến cho nền Văn Học Việt Nam với một khối lượng tác phẩm khổng lồ có thể kể đến những tác phẩm nổi bật như: Tương tư, Chân quê, Tâm hồn tôi, Hương cố nhân, Trả ta về, Gửi người vợ miền Nam, Truyện Tỳ Bà, Mười hai bến nước, Ông lão mài gươm, Chiến dịch mùa xuân, Một nghìn cửa sổ,…
Phong cách sáng tác
Khi nhắc đến cái tên Nguyễn Bính, người ta nghĩ ngay đến nhà thơ lãng mạn của làng quê Việt Nam. Các tác phẩm của Nguyễn Bính rất đa dạng và phong phú với khối lượng tác phẩm đồ sộ chúng ta có thể chia ra làm hai dòng đó là “lãng mạn” và “cách mạng”.
Cái tình, cái lãng mạn luôn xuất hiện trong thơ của ông. Nét đằm thắm, dung dị, thiết tha mà đậm sắc hồn dân tộc mang lại sự gần gũi với người đọc.
2. TOP những bài thơ Nguyễn Bính hay nhất
Cùng thieuhoa chia sẻ những bài thơ hay nhất của Nguyễn Bính sau đây để tìm tiếng lòng của riêng mình được gửi gắm qua từng lời thơ trữ tình, giàu cảm xúc bạn nhé !
Gái xuân
“Em như cô gái hãy còn xuân,
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần,
Xuân đến, hoa mơ, hoa mận nở.
Gái xuân giũ lụa trên sông Vân.
Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng.
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng,
Đôi tám xuân đi trên mái tóc.
Đêm xuân cô ngủ có buồn không?”
Mùa xuân là mùa của những lễ hội, mùa của lứa đôi trao nhau lời hẹn ước. Đây cũng là thời điểm dành cho cảm xúc thơ ca, khiến tâm hồn các thi sĩ trở nên thăng hoa. Ở “Gái xuân” bạn sẽ cảm nhận được chất thanh bình tại các làng quê Việt.
Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
Chân Quê
“Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”
Bài thơ được Nguyễn Bính gửi gắm thông điệp cảnh tỉnh sâu sắc mà nhẹ nhàng dành cho những cô gái vùng quê đang tự đánh mất đi chính nét đẹp của bản thân.
Đây như lời trách móc xót xa mà chàng trai quê nhận thấy sự thay đổi từ cả hình thức cho đến tâm hồn người yêu, đó chính là một sự mất mát cực kỳ lớn.
Từ sự chắt lọc về bản sắc văn hóa dân tộc, sự ghi dấu của thơ Nguyễn Bính đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người yêu hồn quê Việt Nam. Bài thơ “Chân quê” đã được phổ nhạc thành bài hát mà nhiều người vô cùng yêu thích.
Cô hàng xóm
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn,
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi
Giá đừng có dậu mùng tơi,
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng…
Có con bướm trắng thường sang bên này
Bướm ơi! Bướm hãy vào đây!
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi…
Chẳng bao giờ thấy nàng cười,
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên
Mắt nàng đăm đắm trông lên…
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi!
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi,
Tôi buồn tự hỏi: “Hay tôi yêu nàng?”
Không, từ ân ái lỡ làng,
Tình tôi than lạnh gio tàn làm sao?
Tơ hong nàng chả cất vào,
Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang
Mấy hôm nay chẳng thấy nàng,
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong
Cái gì như thể nhớ mong?
Nhớ nàng? Không! Quyết là không nhớ nàng!
Vâng, từ ân ái nhỡ nhàng,
Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa
Tầm tầm giời cứ đổ mưa,
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm
Cô đơn buồn lại thêm buồn,
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?
Hôm nay mưa đã tạnh rồi!
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang.
Bên hiên vẫn vắng bóng nàng,
Rưng rưng… tôi gục xuống bàn rưng rưng…
Nhớ con bướm trắng lạ lùng!
Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng.
Hỡi ơi! Bướm trắng tơ vàng!
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi!
Đêm qua nàng đã chết rồi,
Nghẹn ngào tôi khóc… Quả tôi yêu nàng.
Hồn trinh còn ở trần gian?
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này!
Bài thơ vừa khép lại, như tấm màn sân khấu vừa kéo xuống, khép lại một vở kịch thơ với chỉ 3 nhân vật “tôi”, “nàng” và chứng nhân là “con bướm trắng”, mà trong đó, chỉ có nhân vật “tôi” độc thoại với chính mình và cũng là người duy nhất còn tồn tại trong một kết thúc nửa thực, nửa mơ.
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,/ Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn
Hành phương Nam
Trích đoạn:
“Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Trải mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Mà ta với người buồn vậy thay
Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say
Lời thề buổi ấycầu Tư Mã
Mà áo khinh cừukhông ai may
Người giam chí lớn vòng cơm áo
Ta trí thân vào nợ nước mây
Ai biết thương nhau từ buổi trước
Bây giờ gặp nhau trong phút giây
Nợ thế chưa trả tròn một món
Sòng đời thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc, xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay…”
Chuyến du hành của tác giả vào đất Sài Gòn thực tế không phải là chuyến du lịch dễ dàng, thỏa sức vui chơi. Bởi sự thiếu thốn đã kìm hãm ý chí làm việc lớn.
Nếu như mục đích vào phương Nam của Nguyễn Bính và người bạn là đi làm ăn xa, chắc chắn không thể đạt được thắng lợi. Nhưng chúng ta có thể thấy được giọng thơ hào sảng về sự phiêu bạt giang hồ trở thành động cơ thúc đẩy đôi bàn Nam tiến riêng tư của chính họ.
Tâm hồn tôi
“Tâm hồn tôi là bình rượu nhỏ
Rót lần rót mãi xuống nàng Oanh
Không xua tay nhưng nàng đã vô tình
Hất ly rượu hồn tôi qua cửa sổ...”
Bài thơ “Tâm hồn tôi” tái hiện nỗi niềm khi bị thất tình của tác giả. Từng câu thơ đã cho thấy sự tổn thương, buồn bã của nhà thơ trước sự cự tuyệt của người trong mộng.
Cái quạt
“Cái quạt mười tám cái nan
Anh phất vào đấy muôn vàn nhớ nhung
Gió sông, gió núi, gió rừng
Anh niệm thần chú thì ngừng lại đây.
Gió Nam Bắc, gió Đông Tây
Hãy hầu công chúa thâu ngày, thâu đêm
Em ơi công chúa là em
Anh là quan trạng đi xem hoa về
Trên giời có vẩy tê tê
Đôi bên ước thề duyên hãy tròn duyên
Quạt này trạng để làm tin
Đêm nay khép mở tình duyên với nàng.”
Tại các làng quê Việt Nam, từ ngàn đời xưa đã hình thành nhiều làng nghề, nghệ nhân làm quạt, tập trung chính ở vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Qua những thăng trầm quê hương, làm quạt vẫn phát triển, gắn bó với làng quê.
Thơ Nguyễn Bính đã thể hiện sự thân quen, gần gũi của cái quạt. Đồng thời, nhà thơ còn mượn hình hảnh này để thể hiện nỗi nhớ đối với người yêu.
3. Chùm thơ Nguyễn Bính về tình yêu e ấp, lãng mạn
Nguyễn Bính không chỉ biết đến với nhà thơ “chân quê”, với những bài thơ về quê hương mộc mạc, giản dị. Mà Nguyễn Bính còn được biết đến với nhà thơ tình nổi tiếng. Những bài thơ tình của ông mang âm hưởng nhẹ nhàng nhưng không kém phần nồng nàn, sâu lắng.
Tập thơ tình Nguyễn Bính "sống" mãi cùng thời gian
Tương tư
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy cho tình xa xôi...
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
So với trường phái thơ đương thời lãng mạng, chất thơ của Nguyễn Bính hội tụ đầy hồn quê, thấm đượm “hương đồng gió nội”, từ đó, tạo ra sự khác lạ. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất thông qua “Tương tư”.
Sức hấp dẫn mà bài thơ khiến người đọc thổn thức không chỉ ở câu chuyện tình yêu đôi lứa. Mà còn ở tấm lòng tác giả đối với quê hương, cảnh vật, sự nâng niu trân trọng nghệ thuật dân tộc.
Mỗi câu thơ đều mang sắc thái ca dao dân gian thuần túy, mộc mạc, thể hiện hồn thơ bình dị, thanh khiết, đằm thắm mà sắc son.
Ghen
Cô nhân tình bé của tôi ơi!
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ…
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai,
Đừng hôn, dù thấy cánh hoa tươi,
Đừng ôm gối chiếc, đêm nay ngủ…
Đừng tắm chiều nay, biển lắm người.Tôi muốn mùi thơm của nước hoa,
Mà cô thường xức, chẳng bay xa,
Chẳng làm ngây ngất người qua lại,
Dẫu chỉ qua đường, khách lại qua.Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn quất bên cô
Bằng không, tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào, trong giấc mơ.Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ.
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen.
Chân cô in vết trên đường bụi
Chẳng bước chân nào được dẫm lên.Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi,
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô là tất cả.
Cô là tất cả của riêng tôi!
Ghen Nguyễn Bính là một sáng tác hay của ông được rút ra từ tập Nguyễn Bính – thơ và đời. Với Nguyên Bính ta có thể tìm được tát cả những rung cảm trong tình yêu. Đó có thể là mơ mộng, tỏ tình, thất tình, đau khổ, tương tư, ghen tuông…
Và bài thơ Ghen cũng vậy, đó cũng chính là những cảm xúc thường thấy trong tình yêu này.
Ghen - chút gia vị không thể thiếu của tình yêu
Cô hái mơ
“Thơ thẩn đường chiều một khách thơ
Say nhìn xa rặng núi xanh lơ
Khí trời lặng lẽ và trong trẻo
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ
Hỡi cô con gái hái mơ già
Cô chửa về ư? Đường thì xa
Mà cái thoi ngày như sắp tắt
Hay cô ở lại về cùng ta?
Nhà ta ở dưới gốc cây dương
Cách động Hương Sơn nửa dặm đường
Có suối nước trong tuôn róc rách
Có hoa bên suối ngát đưa hương
Cô hái mơ ơi!
Chả giả lời nhau lấy một lời
Cứ lặng rồi đi, rồi khuất bóng
Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi...”
Bài thơ là nỗi lòng của chàng trai vô tình phải lòng cô gái xa lạ, để rồi ngẩn ngơ tương tư mãi. Đồng thời cũng là bức tranh phác họa làng quê yên bình với những cảnh đẹp giản dị. Đây là một bài thơ đơn giản về nghệ thuật, chân thành về nội dung, song vẫn đủ để níu kéo trái tim độc giả.
Qua nhà
Cái ngày cô chưa có chồng
Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa
Lối này lắm bưởi nhiều hoa
(Đi vòng để được qua nhà đấy thôi)
Một hôm thấy cô cười cười
Tôi yêu, yêu quá nhưng hơi mất lòng
Biết đâu rồi chả nói chòng
“Làng mình khối đứa phải lòng mình đây”
Một năm đến lắm là ngày
Mùa thu, mùa cốm vào ngay mùa hồng
Từ ngày cô đi lấy chồng
Gớm sao có một quảng đường mà xa
Bờ rào cây bưởi không hoa
Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo
Lợn không nuôi, đặc ao bèo
Giầu không, dây chẳng buồn leo vào giàn
Giếng khơi mưa ngập nước tràn
Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều.
Trong số những bài thơ tình của thi sĩ Nguyễn Bính, "Qua nhà" là bài thơ khá độc đáo. Xét về ý tứ, bố cục "Qua nhà" chia làm hai phần khá rõ: Tư tưởng tình cảm của nhân vật trữ tình "tôi" đối với cô gái thầm yêu, trộm nhớ trước và sau khi cô gái đi lấy chồng. Tình yêu là lĩnh vực tình cảm cực kỳ tế nhị, phức tạp và đặc biệt bậc nhất của con người. Thi sĩ đã phát hiện và bộc lộ sự tinh vi, tế nhị, đặc biệt ấy trong " Qua nhà".
Những bóng người trên sân ga - bài thơ tình nổi tiếng của Nguyễn Bính
Những bóng người trên sân ga
Những cuộc chia lìa khởi tự đây,
Cây đàn sum họp đứt từng dây.
Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc,
Lần lượt theo nhau suốt tối ngày...Có lần tôi thấy hai cô bé,
Sát má vào nhau khóc sụt sùi.
Hai bóng chung lưng thành một bóng,
“- Đường về nhà chị chắc xa xôi?”Có lần tôi thấy một người yêu,
Tiễn một người yêu một buổi chiều,
Ở một ga nào xa vắng lắm!
Họ cầm tay họ, bóng xiêu xiêu.Hai chàng tôi thấy tiễn chân nhau,
Kẻ ở sân toa, kẻ dưới tàu,
Họ giục nhau về ba bốn bận,
Bóng nhoà trong bóng tối từ lâu.Có lần tôi thấy vợ chồng ai,
Thèn thẹn đưa nhau, bóng chạy dài,
Chị mở khăn giầu, anh thắt lại:
“- Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!”Có lần tôi thấy một bà già,
Đưa tiễn con đi trấn ải xa.
Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng,
Lưng còng đổ bóng xuống sân ga.Có lần tôi thấy một người đi,
Chẳng biết vì đâu, nghĩ ngợi gì!
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ,
Một mình làm cả cuộc phân ly.Những chiếc khăn mầu thổn thức bay,
Những bàn tay vẫy những bàn tay,
Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt,
Buồn ở đâu hơn ở chốn này?*
Tôi đã từng chờ những chuyến xe,
Đã từng đưa đón kẻ đi về.
Sao nhà ga ấy, sân ga ấy,
Chỉ để cho lòng dấu biệt ly?
Hà Nội, 1937
Là một trong những tác phẩm thơ Nguyễn Bính đặc sắc mà thieuhoa muốn giới thiệu đến bạn. Tác giả đã lựa chọn sân ga và hình ảnh con tàu để diễn ra những cuộc chia ly đau đến xé lòng.
Sự chia ly ở đây có tình yêu, có gia đình, có bạn bè. Thậm chí đôi khi còn là sự chia ly đối với chính bản thân mình. Hình tượng sân ga ở đây có khi rất thực, nhưng cũng lại trở thành ẩn dụ cho sân ga trong lòng Nguyễn Bính và người đọc.
Lỡ bước sang ngang
“- Em ơi, em ở lại nhà,
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương.
Mẹ già một nắng hai sương,
Chị đi một bước trăm đường xót xa.
Cậy em, em ở lại nhà,
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương.Hôm nay xác pháo đầy đường,
Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng.
Chuyến này chị bước sang ngang
Là tan vỡ giấc mộng vàng từ nay.
Rượu hồng em uống cho say,
Vui cùng chị một vài giây cuối cùng.
(Rồi đây sóng gió ngang sông,
Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ)
Miếu thiêng vụng kén người thờ,
Nhà hương khói lạnh, chị nhờ cậy em.
Đêm qua là trắng ba đêm,
Chị thương chị, kiếp con chim lìa đàn.
Một vai gánh lấy giang san...
Một vai nữa gánh muôn vàn nhớ thương.
Mắt quầng, tóc rối tơ vương,
Em còn cho chị lược gương làm gì!
Một lần này bước ra đi,
Là không hẹn một lần về nữa đâu.
Cách mấy mươi con sông sâu,
Và trăm nghìn vạn dịp cầu chênh vênh.
Cũng là thôi... cũng là đành...
Sang ngang lỡ bước riêng mình chị sao?
Tuổi son nhạt thắm phai đào,
Đầy thuyền hận, có biết bao nhiêu người!
Em đừng khóc nữa, em ơi!
Dẫu sao thì sự đã rồi, nghe em!
Một đi bẩy nổi ba chìm,
Trăm cay, ngàn đắng, con tim héo dần.
Dù em thương chị mười phần,
Cũng không ngăn nổi một lần chị đi.”Chị tôi nước mắt đầm đìa,
Chào hai họ để đi về nhà ai...
Mẹ trông theo, mẹ thở dài,
Dây pháo đỏ bỗng vang trời nổ ran.
Tôi ra đứng ở đầu làng,
Ngùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa.II
Trời mưa ướt áo làm gì?
Năm mười bẩy tuổi chị đi lấy chồng.
Người ta: pháo đỏ rượu hồng,
Mà trên hồn chị: một vòng hoa tang.
Lần đầu chị bước sang ngang,
Tuổi son sông nước đò giang chưa tường.
Ở nhà, em nhớ mẹ thương,
Ba gian trống, một mảnh vườn xác xơ.
Mẹ ngồi bên cửi xe tơ,
Thời thường nhắc: Chị mày giờ ra sao?
“- Chị bây giờ”... Nói thế nào?
Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoang.
Chị từ lỡ bước sang ngang,
Trời dông bão, giữa tràng giang, lật thuyền.
Xuôi dòng nước chảy liên miên,
Đưa thân thế chị tới miền đau thương.
Mười năm gối hận bên giường,
Mười năm nước mắt bữa thường thay canh.
Mười năm đưa đám một mình,
Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên.
Mười năm lòng lạnh như tiền,
Tim đi hết máu, cái duyên không về.“Nhưng em ơi, một đêm hè,
Hoa xoan nở, xác con ve hoàn hồn.
Dừng chân trên bến sông buồn,
Nhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang.
Đoái thương, thân chị lỡ làng.
Đoái thương phận chị dở dang những ngày.
Rồi... rồi... chị nói sao đây!
Em ơi, nói nhỏ câu này với em...
...Thế rồi máu trở về tim,
Duyên làm lành chị duyên tìm về môi.
Chị nay lòng ấm lại rồi,
Mối tình chết đã có người hồi sinh.
Chị từ dan díu với tình,
Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng.“Tim ai khắc một chữ “nàng”
Mà tim chị một chữ “chàng” khắc theo.
Nhưng yêu chỉ để mà yêu,
Chị còn dám ước một điều gì hơn.
Một lầm hai lỡ keo sơn,
Mong gì gắn lại phím đờn ngang cung.
Rồi đêm kia, lệ ròng ròng,
Tiễn đưa người ấy sang sông, chị về.
“Tháng ngày qua cửa buồng the.
Chị ngồi nhặt cánh hoa lê cuối mùa.”III
Úp mặt vào hai bàn tay,
Chị tôi khóc suốt một ngày một đêm.“- Đã đành máu trở về tim,
Nhưng khôn buộc nổi cánh chim giang hồ.
Người đi xây dựng cơ đồ...
Chị về giồng cỏ nấm mồ thanh xuân.
Người đi khoác áo phong trần,
Chị về may áo liệm dần nhớ thương.
Hồn trinh ôm chặt chân giường,
Đã cùng chị khóc đoạn trường thơ ngây.
Năm xưa đêm ấy giường này,
Nghiến răng... nhắm mắt... cau mày... cực chưa!
Thế là tàn một giấc mơ,
Thế là cả một bài thơ não nùng!
Tuổi son má đỏ môi hồng,
Bước chân về đến nhà chồng là thôi!
Đêm qua mưa gió đầy giời,
Trong hồn chị, có một người đi qua...Em về thương lấy mẹ già,
Đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công.
Chị giờ sống cũng bằng không,
Coi như chị đã ngang sông đắm đò.”
Tác phẩm tái hiện nỗi đau day dứt về số phận của người phụ nữ khi bị thói đời, hủ tục của chế độ xưa đã kìm ép cuộc đời. Vì thế, khiến họ phải lỡ bước sang ngang, đau đớn và dằn vặt khôn nguôi.
Những vần thơ này khiến người đọc dấy lên niềm xúc động mà không thể nói thành lời. Đó là sự thương cảm dành cho luật lệ hà khắc, từng câu thơ xé lòng đã chạm vào trái tim mỗi người.
Hôn nhau lần cuối
Cầm tay, anh khẽ nói:
– Khóc lóc mà làm chi?
Hôn nhau một lần cuối,
Em về đi, anh đi.
Rồi một, hai, ba năm,
Danh thành anh trở lại.
Với em, anh chăn tằm,
Với em, anh dệt vải.
Ta sẽ là vợ chồng.
Sẽ yêu nhau mãi mãi.
Sẽ se sợi chỉ hồng,
Sẽ hát câu ân ái.
Anh và em sẽ sống,
Trong một mái nhà tranh.
Lấy trúc thưa làm cổng,
Lấy tơ liễu làm mành.
Nghe lời anh, em hỡi!
Khóc lóc mà làm chi?
Hôn nhau một lần cuối,
Em về đi, anh đi…
Bài thơ Hôn nhau lần cuối diễn tả một thứ cảm xúc đau đớn lúc chia xa ngậm ngùi. Rõ ràng lần chia xa này có hẹn ngày gặp lại tuy nhiên nó cũng quá đỗi mong manh. Bởi câu yêu đã nói nhưng mộng ước khó thành. Để cảm nhận được sâu sắc hơn ngôn từ của bài thơ. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài hát cùng tên. Bởi bài thơ này đã được nhạc sĩ Văn Phụng phổ nhạc.
4. Chọn lọc những bài thơ Nguyễn Bính về quê hương, đất nước hay nhất
Nhắc đến Nguyễn Bính mọi người sẽ nhớ ngay đến hình ảnh một nhà thơ mộc mạc, chân quê viết rất thành công về quê hương. Những bài thơ về quê hương dung dị của ông đã làm nức lòng biết bao độc giả yêu thơ. Cùng trải lòng mình với những bài thơ Nguyễn Bính về quê hương hay nhất sau đây bạn nhé !
Tập thơ Nguyễn Bính về quê hương hay nhất
Bài thơ quê hương
Trải nghìn dặm trời mây bạn tới.
Thăm quê tôi, tôi rất đỗi vui mừng!
Bạn nán lại cùng tôi thêm buổi nữa.
Để tôi xin kể nốt chuyện quê hương....Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang...”
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
Có người em may túi đúng ba gang.Quê hương tôi có ca dao tục ngữ,
Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.
Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,
Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất
“Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng
Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc.
Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.Quê hương tôi có múa xoè, hát đúm,
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.
Có Nguyễn Trãi, có “Bình Ngô đại cáo”.
Có Nguyễn Du và có một “Truyện Kiều”.Quê hương tôi có Trường Sơn một dải,
Có Hồng Hà lại có Cửu Long Giang
Có Hà Nội có hồ Tây, hồ Kiếm.
Chợ Đồng Xuân bày đủ mặt hàng.Quê hương tôi có sầu riêng, măng cụt
Lòng bưởi đào, lòng gấc đỏ như son.
Có gạo tám xoan thổi nồi đồng điếu,
Cam xã Đoài ai bóc cũng thơm ngon.Cánh đồng nào cũng chôn vàng giấu bạc,
Bờ biển nào cũng chói ngọc ngời châu.
Có thanh quế ngửi qua là khỏi bệnh,
Có cây lim đóng cả một thân tầu.Quê hương tôi có những người con gái
“Một ngày hai bữa cơm đèn...”
Cách sông cái cũng bắc cầu dải yếm,
Cho chàng sang đính ước chuyện nhân duyên.Trong bụng mẹ đã từng mê tiếng hát;
Nên quê tôi ai cũng biết làm thơ.
Những trẻ nhỏ nằm nôi hay đặt võng,
Sớm hay chiều, đều mượn cánh cò đưa.Khi có giặc những tre làng khắp nước,
Đều xả thân làm ngọn mác, mũi chông,
Những trai gái thôn Đông, xóm Bắc
Thoắt vươn vai thành những anh hùng...Quê tôi đó - bạn ơi! - là thế đó.
Mà nghìn năm rặt những tiếng kêu thương
Sung sướng làm sao! Bỗng một ngày: có Đảng
Có Bác Hồ, làm sống lại quê hương.Đánh Nhật, đuổi Tây cứu dân, dựng nước
Hai mươi năm kể biết mấy công trình!
Và từ đây, núi sông và cuộc sống.
Và quê hương mới thực sự của minh.Cuộc đời mới con người cũng mới,
Khắp bốn phương lộng lẫy ánh sao cờ,
“Đoàn quân Việt Nam đi... chung lòng cứu quốc...”
Đầu ngẩng cao từ cách mạng mùa thu.Những xiềng xích nghìn năm đều bẻ gãy.
Những bài ca điệu múa lại vui tươi.
Những trận khóc đêm dài không có nữa.
Thành thị nông thôn rộn rã tiếng cười.Trong luỹ tre xanh vui mùa hợp tác,
Mái ngói nhô lên như những nụ hoa hồng.
Chung ruộng, chung trâu, chung lòng, chung sức
Chung con đường gặt lấy ấm no chung.Trong xưởng máy tưng bừng như đám hội.
Những chủ nhân là chính những công nhân.
Tiếng máy reo chen tiếng cười tiếng hát,
Chẳng còn đâu tiếng chủ thét, cai gầm!Những nhà thơ được tự do ca ngợi,
Quê hương. Tổ quốc, con người...
Và đời sống khỏi túng, nghèo, đói, khổ.
Khỏi bị ai khinh rẻ, dập vùi!Đời trước thường mơ chuyện tiên, chuyện Phật,
Truyện thiên đường trong những cõi hư vô...
Đời nay dựng thiên đường trên mặt đất,
Dựng mùa xuân trong tất cả bốn mùa.Khi con người được tự do giải phóng.
Đất rộng hơn mà trời cũng xanh hơn.
Quả trên cành cũng thêm ngon, thêm ngọt,
Hoa trong vườn cũng thêm sắc, thêm hương.Và ý nghĩa những ca dao, tục ngữ
Ngày càng thêm thắm thiết, ngọt ngào.
Và “Truyện Kiều” mới có chân giá trị,
Và Nguyễn Du mới thành đại thi hào.Thửa ruộng cũ cấy thêm mùa lúa mới,
Khung trời quê mọc những nóc lò cao.
Dây “cao thế” đã chăng dài khắp nẻo,
(Xóm làng tôi điện sẽ át trăng sao).Những gỗ tốt đã dựng câu lạc bộ,
Gạo tám xoan thơm bếp lửa nhân dân.
Những cô Tấm tự tay xây hạnh phúc
Chẳng phải gian nan hoá kiếp mấy lần.Và lớp lớp những anh hùng xuất hiện.
Sức thanh niên: sức Phù Đổng là đây!
Đẩy biển lùi ra, ngăn sông đứng lại,
Khẩu súng trường cũng hạ nổi máy bay.Hội Diên Hồng thôn xã nào cũng mở,
Chuyện “kháng chiến trường kỳ” ai cũng nhớ nhập tâm.
“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”
Câu ấy giờ đây đã đúng cả trăm phần.Đảng cùng dân đã viết thêm lịch sử,
Lửa Điện Biên sáng dậy cả trăm năm.
Lửa Ấp Bắc, Chu Lai cũng bừng rực rỡ,
Lửa chiến công đang chói lọi miền Nam.Khi có Đảng, có Bác Hồ lãnh đạo;
Có truyền thống cha ông để lại tự bao đời.
Thì đánh Mỹ nhất định là phải thắng
Chuyện ấy, quê tôi, thành chuyện dĩ nhiên rồi.***
Câu chuyện quê tôi, sơ sài mấy nét.
Bạn trở về xin kể mọi người hay.
Riêng phần tôi có thơ này tặng bạn,
Tặng quê mình, nhân dịp tết năm nay.(Tết Bính Ngọ, 1966)
Những lời thơ trong tác phẩm hướng đến nhiều nội dung liên quan đến quê hương. Từ vị trí địa lý, đến lịch sử oai hùng, những con người quả cảm cứu nước. Cho đến nỗi gian khó trong đấu tranh để cảm nhận niềm vui chiến thắng. Sự giàu có của quê hương chứng minh đất nước có sự thay đa dổi thịt sau khi hòa bình…
Nguyễn Bính còn khiến người đọc thán phục về mạch nguồn dân tộc. Dường như ở đó ông đã gửi gắm toàn bộ vốn kiến thức dân gian nghìn đời. Những khổ thơ tràn ngập thế giới ca dao cổ tích, chất chứa nhiều điển tích.
Không chỉ thế, thơ Nguyễn Bính còn đưa hình ảnh dân tộc sáng ngời qua những áng văn lấp lánh tình người. Hay sự chấp nhận, vượt qua khó khăn của người phụ nữ phi thường trong tình yêu…
Quê tôi
Quê hương, chốn bình yên, thơ mộng
Quê tôi có gió bốn mùa
Có giăng giữa tháng, có chùa quanh năm.
Chuông hôm, gió sớm, giăng rằm:
Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi.
Tôi về đây, đã lâu rồi,
Nằm trong cô tịch nhớ người phồn hoa
Tóc tơ, mình liễu da ngà,
Một người càng nhớ, càng xa một người
Ngày trông mây trắng bay hoài,
Đêm mơ áo trắng bay dài năm canh
Lòng vàng lạc cánh chim xanh,
Lạc từ cái ý chung tình lạc đi.
Chẳng điên chẳng dại là gì.
Bổng dưng mà biệt mà ly mọi người.
Chưa xa đã nhớ nhau rồi.
Nữa là hơn một tháng giời xa nhau.
***
Người đi nghỉ mát những đâu,
Đồ Sơn, Tam Đảo, nhà lầu xe hơi:
Ở đây, tôi chỉ đợi giời,
Mưa vàng một trận là tôi lên đường.
Sông ngang, núi trái bất thường,
Buồng the chẳng xót dậm trường thì thôi.
Mai ngày tôi bỏ quê tôi,
Bỏ giăng, bỏ gió, chao ôi! bỏ chùa.
Đem thân đi với giang hồ,
Sân ga phẳng lặng, bến đò lênh đênh.
Quê hương chẳng nhớ cũng đành,
Cũng xin dâng cả chân tình cho ai.
***
Năm năm mây trắng bay hoài,
Hồn tôi áo trắng tang dài đêm đêm.
Bài thơ là nỗi lòng, trăn trở, suy tư của tác giả về người mình yêu thương. Cảnh quê được tác giả miêu tả chân thực, mộc mạc, đơn sơ, dân dã, chân tình. Đọc bài thơ, ta thấy tình cảm của tác giả dành cho quê hương. Bên cạnh đó là nỗi nhớ, tương tư của tác về cô gái phương xa.
Nỗi nhớ da diết, dâng trào khi mọi thứ ở quê yên tĩnh, vắng lặng lạ kì. Không gian, thời gian lắng đọng khi tác giả không ngừng nhớ thương và có ý định rời xa quê hương để dấn thân vào cuộc sống mưu sinh và muốn tìm đến tình yêu thổ lộ tình cảm để cô gái nhận thấy tấm lòng chân tình của tác giả.
Anh Về Quê Cũ
Anh về quê cũ: Thôn Vân
Sau khi đã biết phong trần ra sao.
Từ nay lại tắm ao đào
Rượu dâu nhà cất, thuốc lào nhà phơi.
Giang hồ sót lại mình tôi
Quê người đắng khói, quê người cay men.
Nam Kỳ rồi lại Cao Miên
Tắm trong một cái biển tiền người ta..
Biển tiền, ôi biển bao la
Mình không bẩn được vẫn là tay không..
Thôn Vân có biếc, có hồng
Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều.
Đê cao có đất thả diều
Trời cao lắm lắm có nhiều chim bay.
Quả lành nặng trĩu từng cây
Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen.
Hiu hiu gió quạt trăng đèn
Với dăm trẻ nhỏ thả thuyền ta chơi.
Ăn gỏi cá, đánh cờ người
Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân.
Ôi thôn Vân, hỡi thôn Vân!
Phương nào kết vải mây Tần cho ta
Từ nay khi nhớ quê nhà
Thấy mây Tần biết đó là thôn Vân.
Ôi thôn Vân, hỡi thôn Vân!
Anh em ly tán, lầu dần thành ra,
Không còn ai ở lại nhà,
Hỏi còn ai nữa? Để hoa đầy vườn,
Trăng đầy ngõ, gió đầy thôn,
Anh về quê cũ có buồn không anh?
Bài thơ diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình sau bao năm dài xa quê nay được trở lại lòng không khỏi bồi hồi. Trở lại quê cũ Thôn Văn, nơi đã lưu giữ những kỉ niệm ngọt ngào, êm đềm với người con gái anh yêu nhưng nay tình duyên đã không vẹn. Vắng bóng hình xưa, tất cả với chàng trai đều là vô nghĩa: còn đâu những bông hoa khoe sắc đầy vườn. Còn đâu những ánh trăng lãng mạn một thuở hay còn đâu chị gió hiu hui thổi mỗi trưa hè ….Tất cả đều vắng bóng vì thiếu em.
Đi đã mười năm mới trở về/ Tâm tình tràn ngập bước đường quê
Trở Về Quê Cũ
Đi đã mười năm mới trở về
Tâm tình tràn ngập bước đường quê
Nghe sao nao nức như hồi trẻ
Níu áo theo cha buổi hội hè!
Dãy núi Trang Nghiêm đứng chống trời
Mười năm núi vẫn đợi chờ tôi
Sườn cao rêu phủ xanh đồn giặc
Tôi đã về đây: núi mỉm cười!
Ruộng vỡ đường cày, ngõ trải rơm
Phải đây Văn Miếu lối vào thôn?
Đi lâu quên cả màu hoa đại
Quên cả mùi hương gạo tám thơm!
Ngõ xuống bờ ao chơi ú tim
Nhà em hàng xóm biết đâu tìm?
Biết đâu vườn táo cành sai quả
Giếng đá trăng vàng đâu bóng em?
Một cơn khói lửa mấy tơi bời
Cảnh cũ làng xưa khác cả rồi
Ngước mắt trông lên trời cũng lạ
Nhà ai đây chứ phải nhà tôi!
Hỏi tên nhận mặt nhớ ra rồi
Mừng tủi bâng khuâng khóc lẫn cười
Trẻ xóm mười năm giờ lớn bổng
Mười năm mất mát biết bao người...
Mẹ cha khuất núi mấy thu tròn
Vườn táo cô mình đã bốn con
Nhớ thuở hội xuân chèo dóng trống
Xin mình giấy đỏ đánh môi son
Nháo nhác đầu hồi chim sẻ kêu
Mưa thưa trắng lạnh nửa ao bèo
Sửa sai câu chuyện với trầu mặn...
Giọng kể cô tôi nặng bóng chiều!
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đất nước qua bao trận mất còn
Vàng son vẫn vẹn giá vàng son
Cô mừng trẻ lại năm mười tuổi,
Chẳng uổng công mình, xương máu con.
Xuân này vui tết lại vui quê
Lại chuyện làm ăn, chuyện hội hè,
Xanh biếc đầu xuân nương mạ sớm
Dậu tầm xuân nở, bướm vàng hoe.
Vào đám làng tôi mở trống chèo
Bay cờ, lộng gió, đỏ đuôi nheo
Lớp màn Thị Kính nuôi con mọn
Tôi biết người xem lệ chảy nhiều...
Hôm ấy tôi đi nắng ửng vàng
Bời bời ngõ cũ tím hoa xoan:
Xóm giềng tiễn biệt, cô đưa cháu
Đến mãi đầu thôn cạnh giếng làng.
Dãy núi Trang Nghiêm nhích lại gần
Trời cao vời vợi một màu xuân
Ta đi, chào núi, ta đi nhé!
Phơi phới tình quê buổi xuất quân...
Hà Nội 1957
Sau 10 năm năm đi kháng chiến, nay tác giả được trở về thăm quê hương, thăm nơi “chôn rau cắt rốn”. Bao xúc cảm trào dâng khi tác giả được gặp lại những hương vị ngọt ngào của nơi chốn mình sinh ra.
Vậy là các bạn vừa được chia sẻ tuyển tập thơ của Nguyễn Bính hay nhất, “sống” mãi cùng thời gian. Hi vọng, chùm thơ hay trên đây đã mang lại cho bạn nhiều xúc cảm khó diễn tả. Đừng quên trải lòng thêm cùng tập thơ về mùa thu ngọt ngào, lãng mạn bạn nhé ! Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau !!!