Khăn lụa tơ tằm được làm từ lụa tơ tằm. Loại lụa này xuất hiện từ vài ngàn năm trước Công nguyên, ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, tương truyền lụa có từ thời Hùng Vương được truyền dạy cho con cháu đời sau. Sau đó, người dân truyền lại cho nhau nhưng chỉ là những hộ gia đình nhỏ lẻ. Dần dần các hộ gia đình liên kết với nhau, hình thành một số làng chuyên dệt lụa. Lụa tơ tằm được dệt bằng tơ của con tằm ăn dâu, trong một quy trình chủ động và bài bản. Do đó, lụa tơ tằm rất bền chắc và không bị đứt đoạn vụn.
3. Câu chuyên về Chim Hạc và Lau Sậy
Chim Hạc
Hạc trong dân gian Việt Nam được coi là loài chim tiên. Nó có sức ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật tạo hình và hội họa. Loài chim này dần được dân gian coi như “nhất phẩm điểu”. Loài Hạc có tuổi thọ rất dài, thậm chí nó còn được coi là “thọ bất khả lượng”. Chính vì thế mà nó biểu trưng cho sự trường tồn và sống lâu. Trong dân gian, Hạc còn được so sánh với phẩm chất quân tử như trong sạch thuần khiết, tiếng kêu thánh thót, sánh với nhân tài. Loài chim này còn được cho là có phong thái tiên nhân, đạo sĩ.
Lau Sậy
Nổi tiếng cùng câu chuyện của vị vua Đinh Tiên Hoàng thuở loạn lạc 12 xứ Quân. Lau Sậy cũng dần đi vào các tác phẩm nghệ thuật của dân tộc. Lau Sậy có sức sống mãnh liệt, chỉ cần một mẫu bằng ngón tay, qua một đêm chúng có thể mọc tựa rau muống sau nhà. Chúng lớn nhanh, xanh ngát một màu bên ven sông, hai bờ.
Khăn choàng cổ lụa Song Hạc Trường Thọ; mảnh mai mình hạc, bông lau vươn cao óng mượt, trắng muốt giữa ngút ngàn bông sậy bạc đầu, chảy thành dòng rập rờn trong gió. Trên cái nền dòng sông bông chín, ông trời mặc sức vẽ gió, vẽ nắng lên. Hiên ngang, bất khuất, mặc kệ dèm pha cứ thế mà lớn mạnh. Tựa phẩm chất của người Nam ta thuở ấy.
4. Về Hạc, Lau Sậy và khăn Lụa Thiều Hoa
Bén duyên với Hạc, Thiều Hoa chọn hình ảnh song Hạc như một vật để cải thiện vận khí. Kết hợp hình ảnh song Hạc với bông Lau. Như một hình ảnh ẩn dụ cho chí khí, cốt cách của một con người. Là sự trường tồn bền vững, là khao khát sải cánh giữa không trung, và là dũng khí đương đầu với mọi gian nan, thử thách… Nhưng đâu đó vẫn ẩn chứa nét dịu dàng, thanh cao và uyển chuyển. Hạc còn được coi là chim tiên, biểu tượng của bậc tiên nhân, đạo sĩ. Chính vì thế sản phẩm còn thể hiện được sự bồng bềnh chốn tiên cảnh. Hình ảnh Hạc bên bãi Lau mang vẻ gần gũi với văn hóa dân tộc mà còn thể hiện phẩm chất quý tộc được lưu giữ ngàn năm.
Hạc không chỉ là một dòng sản phẩm đơn thuần. Nó tích hợp chất Việt vào với chất Tây. Hòa quyện 2 nền văn hóa mà không hòa tan. Vừa có nét cổ kính, chân chất của người Nam ta vừa mang vị hiện đại của xứ Tây chốn người.