Vải Denim là gì? - Ngày nay trên thị trường có vô vàn chất liệu được chọn để may quần áo như cotton, đủi, nỉ, len,… Trong đó, Denim là một trong những loại chất liệu được người trẻ lẫn người trung niên ưa thích. Đây là một loại vải thời hiện đại và trẻ trung được các nhà thiết kế hàng đầu đặc biệt tin dùng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về Denim? Vải Denim và vải Jean có phải là một không? Nếu bạn còn thắc mắc thì hãy cùng Thiều Hoa đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
1. Vải Denim là gì?
Denim là loại vải thô, bền, được người ta dệt đan chéo một cách chắc chắn bằng 100% vải cotton. Để tạo ra loại vải này, người ta sử dụng hình thức dệt thoi, phương pháp dệt là kết hợp nhiều sợi trắng và các sợi chàm. Trong đó các sợi chàm chạy dọc còn sợi trắng chạy ngang.
Đôi khi, vải Denim còn được pha thêm sợi polyester hoặc lycra, mục đích là để chống co rút và chống nhăn. Vải Denim truyền thống có màu xanh lam vì sử dụng chất nhuộm màu chàm. Mật độ sợi vải Denim trên chất liệu này rất cao nên khi sờ vào chất vải sẽ có cảm giác cứng.
Điểm đặc biệt của loại vải thời trang này là có những đường chéo có thể nhìn thấy trên mặt của vải. Khi nhìn vào ta có thể phân biệt chúng ngay với những loại vải cotton khác, đó là sự khác biệt có một không hai.
Vải Denim là gì?
2. Nguồn gốc của vải Denim
Loại vải Denim (Serge de Nîmes) có nguồn gốc từ thế kỷ 17 tại một thị trấn của nước pháp xinh đẹp tên là Nîmes. Trong những năm 1850, vải Denim mới xuất hiện ở nước Mỹ.
Những thợ mỏ ở miền viễn Tây này rất yêu thích các loại trang phục bảo hộ bền đẹp được may từ vải denim. Theo truyền thống thì vải Denim sẽ được nhuộm màu xanh từ chàm.
Nguồn gốc của vải Denim
3. Phân loại vải Denim
Dry Denim
Là vải được nhuộm màu xanh đậm, không wash màu nên nó thường bị phai khi giặt. Vì thế mà rất nhiều người không thích giặt những chiếc quần làm bằng chất liệu này vì sợ bạc màu và mất dáng quần/áo.
Vải Dry Denim
Raw Denim
Đây là một loại vải không được wash sau khi nhuộm. Việc wash thường được thực hiện sao cho vải trở nên mềm hơn và cũng để loại bỏ sự co rút.
Vải Raw Denim
Selvedge Denim
Cách gọi khác là vải Denim được may biên. Thông thường, những phần biên của vải Denim có một phần sọc trắng không bị dính màu nhuộm, và phần vải này được đặt dọc theo đường may của thân quần/áo.Loại vải này được cho là bền và tốt nhất trong các loại Denim.
Vải Selvedge Denim
4. Quy trình sản xuất ra vải Denim
- Bước 1: Quá trình bắt đầu với việc thu hoạch ginning, bông và đóng thành kiện. Các kiện sau đó được chia thành các túi nhỏ và được đưa vào sản xuất. Bông chải thô được xử lý thành các mảnh nhỏ và sẵn sàng để dệt.
- Bước 2: Bông được đưa vào máy kéo sợi để tạo thành những sợi cotton mềm mại.
- Bước 3: Sợi này sau đó một phần được nhuộm theo cách truyền thống bằng thuốc nhuộm chàm để tạo ra sợi chàm. Một phần để nguyên không xử lý để tạo nên sợi trắng.
- Bước 4: Sợi nhuộm và sợi trắng sau đó được dệt thành vải Denim, các sợi màu xanh tạo thành sợi dọc, được dệt gần hơn sợi ngang của sợi trắng để tạo cho vải có màu xanh hơn.
- Bước 5: Sau khi dệt, chất liệu vải đã sẵn sàng cho các quá trình hoàn thiện như loại bỏ các sợi chỉ rời, loại bỏ xơ vải và cuộn. Vải Denim thành phẩm được cuộn vào một cuộn vải và chúng sẵn sàng để vận chuyển.
Lưu ý: Khi may, vải này được xếp thành từng lớp và cắt thành các mẫu mong muốn, sau đó được may theo yêu cầu của thiết kế. Sau đó trang phục đã may được tiến hành rewashing bằng các chất tẩy rửa công nghiệp để giúp chất vải Denim được mềm hơn.
Quy trình sản xuất vải Denim
5. Ưu nhược điểm của vải Denim
Tuy là loại vải được nhiều người sử dụng, nhưng vải Denim cũng có nhưng ưu nhược điểm riêng
Ưu điểm của vải Denim
- Độ cứng cáp: Nói về độ cứng trong các loại vải thì vải Denim có thể đứng đầu danh sách này được rồi. Bởi đây là loại vải thô, bền, được người ta dệt đan chéo một cách chắc chắn bằng 100% vải cotton nên sở hữu một đặc tính cứng cáp. Chính vì độ cứng này mà trang phục được làm từ vải Denim giữ from vô cùng tốt.
- Độ bền cao: Độ cứng cáp cũng đi đôi với độ bền, trang phục từ vải Denim có thể tồn tại hàng chục năm nếu biết cách bảo quản tốt. Chính vì vậy mọi người yên tâm khi sử dụng những đồ làm từ vải Denim. Những chiếc chân váy hay yếm đều được thiết kế rất đẹp, cứng cáp và lên form rất ổn, lại còn tôn da nữa.
- Không dễ bị nhăn: Do có độ bền và độ cứng cao nên vải Denim rất ít khi bị nhăn. Cho dù có bị nhăn thì cũng có thể hồi phục lại một cách nhanh chóng, đó chính là lý do vải Denim được ứng dụng nhiều trong trang phục.
Vải Denim có rất nhiều ưu điểm vượt trội
Nhược điểm của vải Denim
- Độ bền màu thấp: Bên cạnh các ưu điểm đặc trưng của chất liệu vải Denim như độ bền của vải may tốt, không dễ bị rách hay nhăn thì vải Denim cũng có độ bền màu thấp hơn so với các chất liệu vải may khác. Đặc biệt là ở một số loại vải Dry Denim, người sử dụng cần chú ý hơn trong việc bảo quản và giặt giũ chúng đế tránh bị phai, bạc cũng như giữ được chất lượng màu tốt theo thời gian.
Một số chất liệu màu xanh Denim cổ điển theo cách sản xuất truyền thống cũng có khả năng giữ màu kém. Nếu sở hữu chất liệu vải Denim, các bạn cũng cần chú ý trong việc giặt giũ và làm sạch.
- Lâu khô: Do đặc tính vải Denim cứng cáp, dày dặn, độ bên cao thế nên vải Denim khi giặt sẽ lâu khô hơn những loại vải thông thường. Nhất là vào mùa đông, mọi người thường e ngại khi giặt vì nó thực sự lâu khô. Thực ra vải Denim cũng không nên giặt nhiều, sau khi mặc xong bạn có thể phơi ra nắng, nên giặt trang phục từ vải Denim 1 tháng 2 lần.
- Khả năng co giãn bị hạn chế: Vải Denim cũng có nhiều hạn chế, chính bởi vì sự cứng cáp của vải nên khả năng co dãn bị hạn chế đáng kể. Mặc dù form cứng cáp nhưng lại không gây kó chịu cho người mặc nhưng mặc loại vải này cũng sẽ hạn chế trong vận động. Chính vì vậy, nên chọn trang phục vừa vặn với cơ thể nhé.
Ngoài ra vải Denim còn có một số nhược điểm
6. Vải Denim và vải Jeans có phải là một không?
Jeans và Denim là hai cụm từ thường bị nhầm lẫn. Người ta vẫn hay vô tình nhầm lẫn, dùng những từ ngữ này khi chưa rõ về nghĩa của chúng. Điều này khiến chúng dễ dàng bị thay thế cho nhau hoặc có thể bị sử dụng nhầm chức năng.
Theo Thiều Hoa được biết, quần Jeans được làm bằng vải Denim. Trong khi vải Denim là loại vải thô được làm từ 100% cotton dệt thoi, vải này có thể được sử dụng để may quần Jeans và các phụ kiện khác như là túi xách, mũ, áo sơ mi, váy và áo khoác,.... Tóm lại, tất cả quần Jeans đều là quần Denim nhưng không phải tất cả quần Denim đều là quần Jeans.
Bàn về cấu tạo: khác với vải Demin, Jeans được dệt từ hai sợi cùng màu xanh chàm cho ra một màu xanh chàm đặc trưng. Jean sẽ có giá rẻ hơn vải Denim, đồng thời cũng chất vải mềm mại hơn. Có thể nói, Denim là tiền thân của vải Jean hiện đại ngày nay.
Vải Denim và vải Jean có phải là một không?
7. Ứng dụng của vải Denim
Hiện nay, vải Denim được ứng dụng khá nhiều trong đời sống thường ngày, nhất là trong lĩnh vực may mặc. Chính vì sự tiện lợi và chất liệu tốt nên mọi người thường khá ưu tiên loại vải này.
Ứng dụng trong lĩnh vực may mặc
Nhắc đến thời trang thì không thể thiếu những chiếc quần Jeans quốc dân rồi, sau đó là những chiếc áo khoác, quần short, yếm, chân váy,...Ngoài ra thì vải Denim cũng dùng để may túi xách, thắt lưng, ví,..
Quần Jeans quốc dân
Ứng dụng trong lĩnh vực nội thất
Vải Denim dã phát triển ra ngoài ngành thời trang và tiến vào ngành nội thất. Nó có thể dùng để trang trí ô tô, lều, chăn, sofa, bàn ghế, tủ, rèm,.. Điều này đã tạo nên một sức hút mới có ngành nội thất và cũng khiến người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn trong trang trí nhà cửa.
Sofa được làm từ vải Denim
8. Bí quyết bảo quản vải Denim bền và đẹp?
8.1. Không được giặt thường xuyên
Nguyên tắc đầu tiên trong việc bảo quản bộ sưu tập Denim của bạn là: Tuyệt đối không giặt trang phục làm từ vải Denim quá nhiều lần. Vì sao ư? Bởi vì khi bạn giặt quá nhiều lần, đồ Denim sẽ rất nhanh chóng bị phai màu và mất đi vẻ đẹp ban sơ, mộc mạc của nó.
8.2. Dùng nước giặt thay vì bột giặt
Tại sao lại dùng nước giặt mà không phải bột giặt khô thông thường nhỉ? Thiều Hoa mách bạn: Vải Denim có bề mặt khá bám nên khi giặt bằng bột giặt, bột sẽ dễ dàng vào mặt vải, như vậy bột chứa nhiều chất tẩy sẽ làm phai màu và ảnh hưởng đến cấu trúc của sợi vải. Cho nên, tốt nhất bạn nên dùng nước giặt để tránh trường hợp trên.
8.3. Giặt riêng
Không chỉ Denim mà theo Thiều Hoa thấy hầu hết các trang phục mới mua đều cần giặt riêng biệt chúng. Bởi phần lớn những trang phục có màu đậm rất dễ ra màu trong những lần giặt đầu tiên. Để tránh “nhuộm xanh” những chiếc áo quần có màu nhạt thì bạn cần giặt riêng chúng.
Bí quyết bảo quản đồ Denim bền và đẹp?
9. Người trung niên nên chọn đồ Denim như thế nào là phù hợp?
Điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi chọn mua bất kỳ trang phục nào: đó là sự vừa vặn. Trang phục cần vừa với bạn và làm bạn thấy thoải mái khi mặc. Vì Denim ít sự co giãn, nếu chọn quần áo Denim nhỏ hơn so với người bạn nó sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và bất tiện khi vận động.
Hay ngược lại, đồ quá rộng sẽ làm bạn cảm thấy thùng thình. Điều cần lưu ý tiếp theo là: khi mua trang phục Denim bạn cần để ý giá thành có tương đương với chất lượng của món đồ bạn đã chọn hay không nhé? Thiều Hoa khuyên bạn nên chọn một cửa hàng đồ Denim dành riêng cho người trung niên có độ uy tín cao để gửi gắm lòng tin, chọn một món đồ Denim ưng ý nhất.
Người trung niên nên chọn đồ Denim như thế nào là phù hợp?
Vậy là, qua bài viết này, Thiều Hoa đã giúp bạn sưu tầm và thu thập các kiến thức cơ bản về vải Denim, vải Jeans và cách bảo quản vải Denim đúng cách. Mong rằng các bạn sẽ dễ dàng chọn lựa cho mình một món đồ Denim ưng ý nhất nha. Hãy ghé Thiều Hoa để xem thêm nhiều bài viết hay hơn nhé!
Thiều Hoa biên tập - Nguồn ảnh Internet
Xem thêm: Vải Polyester là gì? Những điều cần phải biết về chất liệu Poly?