vaDa chính là một chất liệu vô cùng quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống ngày nay. Rất dễ dàng để bạn có thể bắt gặp những sản phẩm làm từ da như túi xách, vỏ bọc ghế sofa, ... Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi chúng được sản xuất và làm ra như thế nào không. Bên cạnh đó, phân biệt các loại da vải phổ biến ngày nay là một điều rất quan trọng; tuy nhiên rất ít người hiểu được điều này. Chính vì vậy, hôm nay chúng ta hay cùng nhau tìm hiểu về các loại phổ biến; cũng như các cách nhận biết đơn giản để phân biệt: vải da cá, vải da lộn, vải giả da,.... Hãy cũng tìm hiểu với Thiều Hoa qua bài viết ngày hôm nay nhé.
Vải da là gì?
Vải da là một chất liệu bền, đẹp và rất thích hợp đối với các sản phẩm thời trang. Chất liệu này thường được xuất hiện ở các sản phẩm như thắt lưng, ví, giày, áo khoác…Về độ phổ biến và vẻ đẹp vô cùng ấn tượng của loại vải này là không cần bàn cãi. Trên thị trường hiện này, có rất nhiều loại với những đặc tính, cũng như ưu khuyết điểm khác nhau. Dưới đây, Thiều Hoa sẽ liệt kê cho bạn một số loại vải da nổi bật nhé.
1. Vải da thật
Da thật được làm từ nhiều loại da như da bò, da lợn, da cừu, da ngựa, da cá sấu,… Các loại da động vật này sau khi trải qua một quá trình xử lý hóa chất sẽ sử dụng được một cách tối ưu. Quá trình này sẽ giúp vải da thật không bị mục theo thời gian và làm bóng để da đẹp hơn. Đặc biệt, trước khi làm ra thành phẩm da thật con được phủ một lớp sơn để tạo độ bóng và màu sắc. Ưu điểm:
- Đẹp, có độ bóng và màu tự nhiên,
- Bền
Bên cạnh đó, vải da thật còn có một số nhược điểm:
- Giá thành cao so với các loại vải da khác
- Cần được bảo quản tốt thông qua việc tránh tiếp xúc nước và nhiệt độ cao
- Chỉ có thể nhuộm được một số màu cơ bản
2. Vải da cá
Vốn dĩ có cái tên vải da cá là vì bề mặt của loại vải này có những nếp nhăn như da con cá. Loại da này thường được xuất hiện trong những trang phục giản dị và mang đậm nét thể thao. Điều này khiến chúng dường như rất phổ biến và rộng rãi. Vải da cá được dệt ra từ các sợi đan chéo lên nhau tạo thành bề mặt như da con cá. Thường là mặt da cá được đảo lộn vào bên trong. Bên ngoài sẽ mịn, mềm và trơn nhẵn. Loại vải này có đặc điểm thấm mồ hôi dễ dàng, nhẹ và dễ dàng hút ẩm. Một bật mí đặc biệt là chất liệu này đặc biệt hơn các loại da khác ở điểm sử dụng sợi dệt vô cùng thân thiện với thiên nhiên; đó là sợi đậu nành (tên tiếng anh là Fiber Soybean). Ưu điểm:
- Mang lại cảm giác thoải mái khi mặc
- Làm cơ thể mát mẻ và ít tự ẩm
- Tính linh hoạt cao trong chất liệu
>> Có thể bạn quan tâm:
Tham khảo ngay đầm suông trung niên cao cấp và thời thượng của Thiều Hoa!
3. Vải da lộn
Với tên gọi tiếng anh là Suede Leather; vải da lộn được làm từ mặt trái của da động vật. Phổ biến là da cừu, da bò, da heo và da dê. Có hai phương pháp phổ biến thường được sử dụng để tạo ra loại da này. Phương pháp thứ nhất, vì da lộn là bề mặt bên trong của da động vật nên có thể nhìn thất ở dưới da và lật ngược lại; trái ngược với loại da nubuk được làm từ bên ngoài. Phương pháp thứ hai là tách phần hạt bên trên bề mặt da và để lộ phần mờ mờ chỉ để lấy được mặt bên trong. Cách này sẽ giúp cho vải da lộn cả 2 mặt trên dưới; từ đó tạo ra sản phẩm có chất liệu da mềm mại và dẻo hơn. Ưu điểm:
- Có tính mềm mại, đều màu và mịn
- Mang đến phong cách trẻ trung, cá tính cho người mặc
- Bền đẹp
Nhược điểm:
- Dễ dàng hấp thụ nước
- Dễ bám bụi bẩn và khó vệ sinh
- Tính đàn hồi kém
- Giá thành cao
4. Vải giả da
Ra đời để đáp ứng nhu cầu cao về việc sử dụng sản phẩm da, giá thành thấp và tính gia công đơn giản hơn. Vải giả ra đã mang lại hiệu quả vượt trội cho nền công nghiệp thời trang. Còn có tên gọi là da simili, hoặc là nhái da; Thường được làm từ tấm vải lót dệt kim bằng sợi polyester. Tiếp theo được bôi lên một hoặc 2 lớp nhựa PVC nhằm kết dính giữa các lớp vải và nhựa. Sau đó được gia công bằng các giao đoạn để tạo nên vân trên bề mặt. Cuối cùng được nhuộm màu để giúp vải giả da trở nên đẹp và láng bóng hơn. Ưu điểm:
- Giá thành thấp
- Chống thấm nước hiệu quả và dễ lau chùi
- Dễ tạo ra nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, không phụ thuộc vào màu sắc tự nhiên như da thật
Nhược điểm:
- Tuổi thọ và cảm giác kém hơn vải da thật
- Nếu không được sản xuất trên dây chuyền an toàn sẽ gây nên phản ứng cho da
4.2 VẢI DA GIẢ GỒM SIMILI VÀ DA PU
a) VẢI DA SIMILI
- Simili là tên gọi chung cho các sản phẩm giả da hiện nay, ngoài ra còn có các tên khác như faux leather, pleather…vv… - Simili được dệt kim bằng sợi polyester, sau đó sẽ được nhuộm lên từ một đến hai lớp nhựa PVC để tạo liên kết giữa tấm vải và lớp nhựa. Tiếp theo tấm liên kết này sẽ được đưa qua công đoạn định hình để tạo vân trên mặt sản phẩm. Cuối cùng, simili sẽ được xử lý bề mặt, nhuộm màu giúp cho sản phẩm đẹp hơn, bắt mắt hơn.
b) VẢI DA PU
- Còn có tên gọi là nhựa tổng hợp, da nhựa mềm, da nhựa dẻo. Da PU là simili được phủ lên một lớp nhựa Polyurethane (PU). Do có tính chất của nhựa PU nên da PU mềm gần như da thật, dễ lau chùi và có độ bền cao hơn simili thông thường. - Da PU khá tốt nên được sử dụng nhiều để làm ví, túi xách, giày dép. Sản phẩm từ da PU tương đối dễ bảo quản hơn và có giá thành rẻ hơn da thật. - Da PU là một chất liệu tốt, dễ bảo quản và có đồ bền, độ dẻo tương đối cao.
MỘT SỐ MẸO VẶT ĐỂ PHÂN BIỆT VẢI DA THẬT VÀ VẢI DA GIẢ:
Quan sát vải da bằng mắt
Bề mặt da thật hơi ráp, có các đường vân của da rất tự nhiên hoặc có những vết lồi lõm, tùy theo kỹ thuật thuộc da và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm. Bề mặt chất liệu da giả thường sẽ láng, trơn tru và bằng phẳng do được sản xuất công nghiệp và phủ nhựa.
Nhận biết qua mùi
Da thật có mùi đặc trưng của lớp da; còn da giả thì có mùi nilon hoặc có mùi của chất hóa học.
Ấn vào sản phẩm vải
Dùng ngón cái và ấn mạnh lên bề mặt sản phẩm, nếu là da thật, sẽ để lại vết lõm xung quanh ngón tay, đồng thời vết lõm sẽ mất đi chứng tỏ da thật có độ đàn hồi cao. Còn với da giả, không thể có được độ đàn hồi này.
Màu sắc vải da
Màu của da giả luôn tươi sáng và có nhiều màu sắc đa dạng, còn màu da thật thì tối.
Hơ lửa
Nếu da thật thì miếng da bị cháy xém và có mùi khét của hợp chất hữu cơ, còn chất liệu giả da khi cháy sẽ vón cục do có thành phần của nhựa tổng hợp.
Làm ướt sản phẩm
Nhỏ vài giọt nước lên bề mặt da, nếu là da thật thì sau vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da. Do da thật hấp thu độ ẩm tốt hơn, còn chất liệu giả da không thấm nước nên giọt nước sẽ lăn khỏi bề mặt. Những vật dụng bằng da như: giày, túi xách/bóp/ví, dây nịt, đồng hồ…vv…có giá cả khác nhau, kiểu dáng, chất liệu da tạo thành thành phẩm cũng khác nhau. Cho dù da thật hay da giả cũng đều giống nhau trong quá trình thi công cắt, dán, may vá. Và để tạo độ thẩm mỹ cao khi thiết kế không bị lộ nhược điểm ra bên ngoài các nhà sản xuất thường sử dụng keo dán để tăng độ chắc chắn cho sản phẩm. Dựa vào từng đặc điểm riêng của từng loại vải da chắc hẳn là bạn đã hiểu thêm về chất liệu này cũng như phân biệt được các loại vải da khác nhau rồi phải không nào. Hãy cùng đón đọc những bài viết của Thiều Hoa về những kiến thức thời trang bổ ích nhé!
Xem thêm: Vải Polyester là gì? Những điều cần phải biết về chất liệu Poly?