phone messenger zalo

Vải Chiffon là gì? Giải đáp các thắc mắc về vải Chiffon từ A - Z

Thiều Hoa » Blog » Vải – các loại vải » Vải Chiffon là gì? Giải đáp các thắc mắc về vải Chiffon từ A - Z
Theo dõi Thiều Hoa trên Thiều Hoa Google News
Vải Chiffon, hay còn được gọi với tên phổ biên là vải voan, được ứng dụng rất nhiều trong ngành thời trang. Dưới đây là tất tần tật các thông tin về vải Chiffon có thể mọi người chưa biết.

Nói đến vải thì chúng ta có thể nhắc đến vô vàn loại vải khác nhau như vải Taffeta, vải Satin, thun dệt kiểu, thun truyền thống…Nhắc đến loại vải Chiffon thì có vẻ là một tên gọi xa lạ nhưng là một tín đồ sành về thời trang thì bạn không thể không kể đến loại vải này, nó được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang hiện nay.

Vải Chiffon hay còn gọi là vải voan được dùng để thiết kế trang phục như áo, đầm xòe, váy cưới… hay là các loại phụ kiện đi kèm như khăn, băng đô… Hãy để Thiều Hoa giải thích giúp bạn câu hỏi "Vậy vải Chiffon là gì?" nhé.

vai-chiffon-la-gi-chiffon-va-voan-co-that-su-giong-nhau 0

1. Vải Chiffon là gì?

Vải Chiffon là một loại vải mà khi sờ vào bạn cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển cao, được làm từ những sợi tơ lụa hoặc từ tơ tự nhiên, sau này được dệt bằng cotton và các sợi tổng hợp như nylon, rayon và polyester và có ứng dụng cao trong ngành thời trang.

2. Nguồn gốc ra đời của vải Chiffon

Bắt nguồn từ tiếng Pháp là “Chiffe”, được hiểu theo nghĩa là mềm mại. Người đi đầu am hiểu về chất liệu vải Chiffon chính là James Galanos. Những năm đầu của thế kỷ 18, vải Chiffon được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và những loại vải này chỉ đặc biệt dành cho các tầng lớp thương gia, quý tộc cao cấp, giới sành về thời trang.

Về sau, vải Chiffon được ứng dụng rộng rãi hơn, người ta sản xuất nhiều hơn và giá cả phải chăng, sử dụng nhiều hơn trong các bộ sưu tập và được công chúng biết đến như là một loại vải đắt giá.

vai-chiffon-la-gi-chiffon-va-voan-co-that-su-giong-nhau 1

Sản phẩm áo từ chất liệu Chiffon cực kỳ hiện đại

3. Quy trình sản xuất của vải Chiffon

Để tạo nên một chất vải Chiffon đẹp, đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì cũng phải qua nhiều công đoạn khác nhau. Chất liệu vải Chiffon được làm từ nhiều loại sợi như nylon, polyester hoặc cao cấp hơn như lụa, bông. Người thợ khéo léo đan các sợi lại với nhau, liên kết thành hình ngang dọc nên tạo nên hình ô lưới.

Vải Chiffon khác với những vải khác, nó thuộc dạng mềm mại, nhẹ, bóng trơN, ít co giãn nên trong quá trong trình thực hiện phải thật tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng giai đoạn. Thành phẩm cuối cùng tạo ra có thể sử dụng trực tiếp trong các sản phẩm thời trang…

4. Ưu nhược điểm của vải Chiffon

Ưu điểm

  • Vải nhẹ nhàng, bồng bềnh và mềm mịn. Đa dạng trong thiết kế nên rất dễ dùng, không gây cảm giác khó chịu.
  • Với thiết kế đan xen nhau qua từng sợi nên vải Chiffon có độ thoáng cao, bạn có thể sử dụng với mọi thời tiết.
  • Độ bền cao, khả năng chịu lực lớn hơn nhiều so với vải ren, vải lụa.
  • Được tạo nên từ các loại vải tổng hợp nên Chiffon an toàn tuyệt đối với làn da của bạn.
  • Mẫu mã phong phú và đang dạng nên được nhiều người ưu tiên lựa chọn.

Nhược điểm

  • Vì chất vải mỏng nên rất dễ bám bẩn và khó vệ sinh.
  • Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều thì dễ bị phai màu.
  • Khi may thì khó cắt vải vì do độ mềm mỏng, bóng trơn. 

Vải Chiffon mang nhiều đặc điểm đặc biệt

Vải Chiffon mang nhiều đặc điểm đặc biệt

5. Phân loại vải Chiffon

5.1 Dựa trên chất liệu

Vải Chiffon tự nhiên: Thành phần cơ bản là lụa và satin. Với vải này thì có độ tự nhiên cao, đảm bảo độ mềm lượt của sợi vải, khi mặc tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu mà không kém phần sang trọng, quý phái.

Vải Chiffon nhân tạo: phần chính là các loại sợi tổng hợp như polyester, nylon,… Độ bền cao, với vải Chiffon nhân tạo thì giá cả phải chăng, mẫu mã đa dạng, hợp với túi tiền người dùng.

5.2 Dựa trên kết cấu

Pearl Chiffon: Chất liệu này mang trên mình các sắc thái ngọc trai, có khả năng bắt ánh sáng cao.

Jacquard Chiffon: Chất liệu này khá mỏng, nặng, khả năng thoáng khí cao thích hợp cho trang phục vụ hè như váy dài, áo sơ mi, khăn quàng, sử dụng các họa tiết nhỏ, in chìm.

Silk Satin Chiffon: Có độ thoáng, bề mặt hơi nhám một chút tạo độ phồng, có độ ma sát cao.

Double Faced Chiffon: Có hai lớp vải tương phản nhau.

Chameleon Chiffon: Óng ánh, minh bạch, ấn tượng.

Lurex Chiffon: Tuyệt, lấp lánh, thoáng mát

Double faced Chiffon là gì

Double Faced Chiffon được sử dụng làm ruy-băng

6. Ứng dụng của vải chiffon

6.1 Trong trang phục thường ngày

Với tính chất bồng bềnh, mềm mại của chất liệu, vải voan được thiết kế trong nhiều mẫu quần áo như chân váy, đầm, tạo ra nét duyên dáng, uyển chuyển. Hay những chiếc áo voan kiểu xinh xắn, nhẹ nhàng, những chiếc áo sơ mi thanh lịch, hợp thời trang.

vai-chiffon-la-gi-chiffon-va-voan-co-that-su-giong-nhau 4

Một chiếc đầm voan nhẹ nhàng, xinh xắn

6.2 Trong trang phục cưới

Các nhà thiết kế ứng dụng chất vải này trong trang phục váy cưới tạo nên sự bồng bềnh, nhẹ nhàng, uyển chuyển và lung linh. Giúp cho các cô dâu nổi bật hơn trong ngày cưới của mình.

vai-chiffon-la-gi-chiffon-va-voan-co-that-su-giong-nhau 5

Ứng dụng trong váy cưới

6.3 Trong phụ kiện thời trang

Bên cạnh các bộ quần áo, vải Chiffon còn được sử dụng trong các phụ kiện thời trang như khăn tay, khăn choàng, ruy băng,… để tạo điểm nhấn nổi bật thêm cho mình. 

vai-chiffon-la-gi-chiffon-va-voan-co-that-su-giong-nhau 6

Ứng dụng vào khăn choàng

6.4 Trong trang trí

Chúng còn được dùng để làm rèm sân khấu, vỏ bọc ghế, khăn trải bàn,… tạo nên sự sang trọng, thanh lịch và nổi bật hơn trong các buổi tiệc. 

vai-chiffon-la-gi-chiffon-va-voan-co-that-su-giong-nhau 7

 Khăn trải bàn làm bằng chất liệu Chiffon

7. Hướng dẫn bảo quản vải Chiffon

– Không sử dụng chất tẩy, thuốc giặt tẩy.

– Không giặt vải bằng nước nóng sẽ làm cho vải mất đi độ bền.

– Khi phơi vải nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

– Sử dụng các chất tẩy nhẹ để tẩy vết bẩn tránh làm mất đi màu sắc của vải.

– Không để vải Chiffon ở gần vật sắc nhọn, tránh tình trạng vướng, mắc làm hỏng vải.

– Tránh ngâm vải Chiffon quá lâu hoặc ngâm với những chất liệu khác.

– Nên treo bằng móc gỗ hoặc móc có bọc gỗ để tránh tác động trực tiếp đến vải.

8. Cách vệ sinh và làm sạch

8.1 Giặt bằng tay

Bước 1: Ngâm vải trong nước lạnh. Đổ đầy nước lạnh vào chậu thau hoặc bồn rửa. Nước ở mức khoảng 4,5 độ C. Chính vì thế trước khi giặt nên kiểm tra kỹ nhiệt độ để cho phù hợp.

Bước 2: Loại bỏ các mùi hôi trên vải. Nếu trên vải có mùi hôi hãy đổ khoảng 1/4 chén dấm chua vào chậu và tiếp tục ngâm vải trong khoảng 30 phút.

Bước 3: Hòa thêm nước tẩy rửa. Thêm chất tẩy rửa vào giặt để loại bỏ hoàn toàn các loại vết bẩn khác nhau xuất hiện trên vải. Lưu ý nên hòa nước giặt vào nước thay vì đổ trực tiếp lên vải. Nên chọn các loại nước tẩy rửa dịu nhẹ, lành tính.

Bước 4: Loại bỏ các vết bẩn cứng đầu. Đối với những vết bẩn cứng đầu xuất hiện trên mặt vải, ta có thể dùng bột baking soda và một chiếc bàn chải lông mềm để chà sạch nhẹ nhàng. Nên tẩy rửa vết bẩn từ khi chúng mới hình thành, tránh để lâu ngày khiến chúng bám chặt vào sợi vải rất khó để loại bỏ.

Bước 5: Ngâm vải với nước giặt. Sau khi giặt sơ qua, ta hãy ngâm vải trong nước có pha nước giặt khoảng 30 phút rồi sau đó đem giặt lại bằng nước sạch.

Bước 6: Vắt nhẹ và phơi khô. Thay vì vắt nước bằng tay, ta hãy dùng một chiếc khăn bông trắng sạch và cuộn các loại trang phục trong khăn để khăn thấm hết phần nước thừa ra ngoài. Sau đó ta hãy định hình lại form dáng của trang phục. Đặt hoặc treo ở nơi sạch sẽ, thoáng mát để khô. Bạn cũng có thể làm khô trang phục bằng cách sử dụng máy sấy. (Chỉ nên đặt ở mức nhiệt thấp)

vai-chiffon-la-gi-chiffon-va-voan-co-that-su-giong-nhau 8

Giặt bằng tay

8.2 Giặt máy

Bước 1: Xử lý những vết  bẩn. Trước khi cho vào máy giặt ta hãy xử lý hết các loại vết bẩn trên vải bằng cách chà xát nhẹ nhàng với nước lạnh và baking soda. Nếu không muốn chà xát vải ta có thể dùng bàn chải lông mềm hoặc khăn bông để lau sạch nhẹ nhàng.

Bước 2: Phân loại. Lộn mặt trái quần áo sau đó để trang phục vào một chiếc túi lưới và cho vào máy giặt. Nên giặt riêng quần áo từ vải Chiffon và không nên giặt chung với bất kỳ một loại trang phục nào khác.

Bước 3: Hòa thêm chất tẩy rửa. Đổ một lượng chất tẩy rửa dịu nhẹ vào chậu nước, hòa tan sau đó mới cho vào máy giặt. Sử dụng chế độ giặt nào nhẹ nhất để tránh làm hỏng quần áo.

Bước 4: Phơi khô. Sau khi giặt xong hãy bỏ quần áo Chiffon ra ngoài và làm cho phẳng, định hình về form dáng ban đầu và treo lên móc ở khu vực thoáng mát, có gió tự nhiên hoặc dùng máy sấy ở mức nhiệt độ vừa phải để tránh tình trạng co rút sợi vải.

vai-chiffon-la-gi-chiffon-va-voan-co-that-su-giong-nhau 9

Giặt máy

9. Một số câu hỏi về vải Chiffon

Giá thành của vải Chiffon

Hiện này, giá thành của vải Chiffon giao động từ 50.000 đồng đến 110.000 đồng/mét. Giá vải sẽ tuỳ thuộc vào màu sắc, độ bền để xem xét.

Mặc vải Chiffon có nóng không

Vải Chiffon có ưu điểm là mỏng, mềm, thoáng mát nên rất được ưu tiên vào mùa hè. Quần áo làm từ vải Chiffon rất mát nên là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người.

Trên đây là một số thông tin về vải Chiffon mà Thiều Hoa đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này hữu ích với mọi người. Hãy ghé thăm Thiều Hoa để xem thêm nhiều bài viết hay hơn nữa nhé!

Thiều Hoa biên tập - Nguồn ảnh Internet

Xem thêm: Vải da là gì? Bạn đã hiểu hết về những đặc tính nổi bật của từng loại vải da?

Hoài Thương

Bạn có hài lòng bài viết này?

SẢN PHẨM LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN