I. Áo voan có đặc điểm gì?
Vải voan có nguồn gốc từ các sợi nhân tạo có độ bền cao; mềm mại mang lại cảm giác bay bổng cho người mặc. Bắt nguồn từ Pháp với tên gọi “veli”. Ban đầu chất liệu này được dùng để may rèm cửa; dần dần về sau thì xuất hiện với vai trò là khăn trùm đầu cho cô dâu. Cho tới thời gian gần đây dưới sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thời trang đã được sử dụng rộng rãi hơn (áo, váy, đầm,...). Chất liệu voan hiện đại có rất nhiều loại do kết cấu, kiểu dáng; độ dày mỏng mà hình thành các loại khác nhau như: vải voan lụa, voan kính, vải voan lưới, voan lụa, voan hoa, voan cát; voan hoa nhí, voan xốp, voan chiffon, voan hoa, voan tơ, voan nhung, voan thun,… Từ đó tạo thành nhiều thiết kế áo voan khác nhau như áo voan phối lưới; sơ mi voan, áo voan kiểu họa tiết,... Chất liệu voan có độ đổ cao. Nhờ vào độ đổ của chất liệu mà trang phục voan luôn giữ nếp rũ xuống và không bị nhăn. Áo voan có độ mỏng nhất định và độ mềm rũ tự nhiên. Điều này tăng thêm sự quyến rũ, mềm mại cho người mặc.II. Ưu - Nhược điểm của vải voan
Ưu điểm của vải voan
- Mang lại cảm giác mát mẻ, thoáng khí
- Độ đổ cao của chất liệu giúp vải không bị nhăn khi sử dụng
- Màu sắc và kiểu dáng phong phú
- Giúp người mặc toát lên vẻ mềm mại, dịu dàng
Nhược điểm của vải voan
- Chất liệu vải voan dễ bám bụi bẩn
- Nhược điểm lớn nhất là độ mỏng của vải
- Đòi hỏi yêu cầu cao trong thiết kế vì vải có độ trơn
Cách bảo quản áo voan
- Bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát khi không sử dụng
- Không nên giặt với xà phòng. Thay bằng dầu gội hoặc sữa tắm
- Sử dụng móc treo bằng gỗ hoặc có bọc vải để phơi
- Tránh ánh nắng trực tiếp hoặc nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất liệu vải
III. Mẫu áo voan kiểu trung niên tại Thiều Hoa
Áo Trung Niên Voan 2 Lớp K667

Áo Trung Niên Đũi Thêu K923

Áo Trung Niên Voan Hoa V104

Áo Trung Niên Linen Thêu Hoa AD1P0109
