Tập thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến hay nhất mọi thời đại

Thiều Hoa » Blog » Thơ hay » Tập thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến hay nhất mọi thời đại
Theo dõi Thiều Hoa trên Thiều Hoa Google News
Cùng Thieuhoa chia sẻ tuyển tập thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến hay nhất mọi thời đại sau đây để chiêm nghiệm bạn nhé !

Nguyễn Khuyến được xem là một trong những cây đại thụ trào phúng của văn học nước nhà. Với ngôn từ sắc bén, ông đã vạch trần tất cả những thói hư tật xấu của đủ mọi hạng người trong xã hội: từ bọn quan lại đến những thói rởm đời, lố lăng, thứ con đẻ của xã hội thực dân...

Ngòi bút đả kích của Nguyễn Khuyến thật chua xót, cay đắng khi ông hoà mình trong xã hội thối nát, chứng kiến những trò lố lăng của người đời. Cùng Thieuhoa chia sẻ tuyển tập thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến hay nhất mọi thời đại sau đây để chiêm nghiệm bạn nhé !

1. Đôi nét về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến

1.1 Cuộc đời

Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. Ông có một người bạn tri kỉ tên là Dương Khuê.

Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi, thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan, nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.

Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864 – 1865) ở trường Hoàng giáp cùng bạn học Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội.

Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa (chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn).

Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.

Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất tốt đẹp cần học hỏi trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.

Chân dung nhà thơ Nguyễn Khuyến

1.2 Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Khuyến là một người tài năng, yêu nước thương dân, bên cạnh đó ông cũng là một nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thơ của Nguyễn Khuyến luôn giàu cảm xúc với thiên nhiên, với con người và với quê hương.

Ông ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan. Ông quyết định về quê ở ẩn. Ở thời bấy giờ Nguyễn Khuyến không chỉ được coi là nhân cách tiêu biểu Việt Nam thời bấy giờ, mà ông còn là một nhà thơ đau với nỗi đau của nhân dân, ông buồn cho cái sự nghèo đói, ông đau đớn khi nhìn thấy cảnh nước mất nhà tan.

Nội dung thơ của ông nói lên tấm lòng yêu nước sâu đậm, thiết tha đồng thời thể hiện rõ thái độ chống đối thực dân Pháp. Và bên cạnh đó, tình yêu với thiên nhiên, đất nước, tình bạn, tình cảm gia đình cũng đều là chất liệu được ông đem vào thơ ca.

Tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông có tác phẩm “Thu điếu” (Câu cá mùa thu) nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, tác phẩm được ra đời khi ông về sống ẩn dật tại quê nhà. Bài thơ mang màu sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, qua những hình ảnh, câu từ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của tác giả. Thu điếu là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.

Những tác phẩm tiểu biểu:

Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, , Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, ví dụ: Bạn đến chơi nhà hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó để xác định vì chúng rất điêu luyện.

[related_products]

2. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến

Thái độ trào phúng của thi nhân bao giờ cũng biểu lộ những sắc thái nghệ thuật đặc biệt. Sinh trước tú xương hơn 30năm, được chứng kiến sự biến chuyển của xã hội trong buổi giao thời một cách trọn vẹn, Nguyễn Khuyến không vội vàng hấp tấp. Thi nhân là một nho sinh cho nên không ưa lối biểu lộ tình cảm một cách ồ ạt, suống sã. Khi châm biếm, đùa cợt Nguyễn Khuyến vẫn giữ được cái cười kín đáo tế nhị và sâu xa.

Nghệ thuật trào phung trong thơ Nguyễn Khuyến

a. Lối chỉ trích kín đáo:

Lời lẽ kín đáo được xem là một đặc tính nghệ thuật trong thi ca trào phúng của Nguyễn Khuyến. Thi nhân thường mượn một hình thức tầm thường bên ngoài để che đậy cái nội dung sâu kín bên trong. Mỗi lần muốn chỉ trích một đối tượng nào, nhà thơ thường không nêu đích danh mà chỉ dùng lối gián tiếp. Chẳng hạn, nói đến quan lại bất tài, Nguyễn Khuyến lại mượn hình ảnh tiến sĩ giấy để lên tiếng công kích mỉa mai.

b. Lời chỉ trích nhẹ nhàng:

Không những thế, vì hấp thu đạo đức Nho giáo lại thêm bản tính hiền hoà, lời chỉ trích của Nguyễn Khuyến không phải là nhứng lời trắng trợn, sỗ sàng, thi nhân cho rằng lối răn dạy, sự sửa lỗi phải nhẹ nhàng để người lầm lỗi đủ bình tĩnh nghiệm xét, may ra mà sửa lỗi chăng?

c.Ý sâu sắc chua cay:

Nhưng khi những thói hư tật xấu tiếp diễn, nho sinh có bổn phận khôi phục và duy thế đạo nhân tâm, nho sinh không chấp nhận tội lỗi, vì nếu lời trào phúng nhẹ nhàng hời hợt thì nhiệm vụ hoàn lương xã hội làm sao trọn vẹn được. Lời chỉ trích không nặng nề, song ý tứ phải sâu xa và nếu cần chứa luôn sự chua chát. Cái cười cảu Nguyễn Khuyến đậm đà, xa xôi.

d. Thái độ quân tử:

Dù sao, Nguyễn Khuyến cũng là bậc túc nho cho nên khi chỉ trích người đời thi nhân phải bảo vệ tác phong quân tử của mình. Thật vậy, trước khi thế trào, Nguyễn Khuyến đã tự trọng, đem cái xấu xa của mình ra để mỉa mai.

>>>Đừng bỏ lỡ: TOP 55+ bài thơ trào phúng hay, độc đáo của các nhà thơ nổi tiếng

3. Tuyển Tập thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến hay nhất mọi thời đại

Bên cạnh mảng thơ trữ tình, ông cũng khá thành công với thơ trào phúng. Với ngòi but sắc sảo của mình, ông đã mỉa mai, chế nhạo những hủ tục, những kẻ vô danh tiểu tốt trong xã hội đương thời. Sau đây là những bài thơ trào phúng hay của Nguyễn Khuyến bạn đừng bỏ lỡ.

Anh Giả Điếc

Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ sáng tai họ, điếc tai cày,
Lối điếc ấy sau này em muốn học.
Toạ trung đàm tiếu, nhan như mộc,
Dạ lý phan viên, nhĩ tự hầu.
Khi vườn sau, khi ao trước, khi điếu thuốc, khi miếng trầu,
khi chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu,
Sáng một chốc, lâu lâu rồi lại điếc.
Điếc như thế ai không muốn điếc?
Điếc như anh dễ bắt chước ru mà!
Hỏi anh, anh cứ ậm à!

Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã lấy cảm hứng từ bức tranh hiện thực cuộc sống ở thời kỳ phong kiến, ông đã lên tiếng, châm biếm, trào phúng ông bạn thân giả điếc để trốn việc là tránh bị sỉ nhục qua bài thơ “Anh giả điếc”.

Qua việc sử dụng nhiều phép tu từ, ngôn ngữ hài hước, hóm hỉnh, giàu sức gợi, Nguyễn Khuyến đã thành công xây dựng tác phẩm “Anh giả điếc” đầy hài hước và châm biếm. Qua bài thơ, nhà văn còn mang đến thông điệp vô cùng ý nghĩa: “Mọi người chúng ta hãy nên biết cách cư xử sao cho đúng mực, tốt nhất cho xã hội trong những hoàn cảnh cụ thể, mang đến lợi ích tốt nhất cho đất nước”.

Chế Học Trò Ngủ Gật

Bài thơ: "Chế học trò ngủ gật" của Nguyễn Khuyến

Trò trẹt chi bay học cạnh thầy,
Gật gà gật gưỡng nực cười thay!
Giọng khê nồng nặc không ra tiếng,
Mắt lại lim dim nhắp đã cay.
Đồng nổi đâu đây la liệt đảo,
Ma men chi đấy tít mù say.
Dễ thường bắt chước Chu Y đó,
Quyển có câu thần vậy gật ngay.

Bài thơ chế nhạo một học trò lười biếng và ngủ gật trong lúc học cạnh thầy. Bài thơ là một bức tranh hài hước về cuộc sống học đường ở thời kỳ phong kiến, với những quy tắc và kỷ luật nghiêm khắc.

Tiến sĩ giấy

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!

"Tiến sĩ giấy" nằm trong phần thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến, được biết đến với nhiều ý nghĩa khác nhau. Mặc dù chỉ là cách nói ẩn dụ nhẹ nhàng nhưng hiện thực của một giai đoạn cảu xã hội, một thực trạng đang lan tràn, ngay cả tới thời kì này vẫn tồn tại. Trong số các tác phẩm của ông, bài thơ "Tiến sĩ giấy" vừa mang âm hưởng trào phúng lại mang sự hài hước dí dỏm, dễ đi vào lòng người, và đói với tất cả mọi tầng lớp độc giả.

Vịnh sư

Đầu trọc lốc bình vôi,
Nhảy tót lên chùa ngồi.
Y a kinh một bộ,
Lóc cóc mõ ba hồi.
Cơm chẳng cần cá thịt,
Ăn rặt oản, chuối, xôi.
Không biết câu tình dục,
Đành chịu tiếng bồ côi.

Bài thơ tả lại hình ảnh của một vị “chân tu” trong thời buổi nửa Tây nửa Tàu nhố nhăng, phức tạp. Cũng thật đáng buồn cười cho một nhà sư rất biết giữ thanh quy giới luật, không hề cần đến “thịt, cá” nhưng lại “Ăn rặt oản chuối xôi” Bài thơ phê phán những người lợi dụng cửa thiền chứ thực sự không phải muốn tu hành.

Cua Chơi Trăng

Vằng vặc đêm thu ánh xế chừng,
Ham thanh, cua mới muốn chơi trăng.
Nghiêng mai lách ngược qua dòng biếc,
Ghé yếm bò ngang nhởn bóng hằng.
Cung quế chờn vờn hương mới bén,
Vườn đào thoang thoảng gió như nâng.
Một mai cá nước cua vui phận,
Trăng muốn tìm cua, dễ được chăng?

Bài thơ hay và ý lại nghịch ngợm rõ ràng. Trăng không là vật cao quí gì, mà cua thì thật ngang tàng, thách thức. Câu nào cũng điêu luyện, hình ảnh dùng rất đắt. Cô gái vội vàng “sửa áo cài trâm”, sai người dọn bàn để tiếp đón nhà danh sĩ. Nhưng nhìn chiếc ghế bên hòn non bộ thì chỉ thấy trống trơn! Cả Triệu đã khoác tay nải đi từ bao giờ để cho cô gái thẫn thờ luyến tiếc. Té ra câu kết bài thơ lại nói lên một sự thực ngay trước mắt: "Trăng muốn tìm cua được nữa chăng?"

Chừa Rượu

Bài thơ: "Chừa rượu" của Nguyễn Khuyến

Những lúc say sưa cũng muốn chừa,
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa.
Hay ưa nên nỗi không chừa được.
Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa.

Bài thơ đơn giản nhưng đúng lối hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến. Bài thơ tên là "Chừa rượu" mà chẳng có ý chừa tí nào. Mà hay là nếu ai có mê rượu thì mới thấy nó tả đúng cái tâm sự của mình, thật tiện lợi mà đem ra chống chế...

Ông phỗng đá

Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Mà trơ như đá vững như đồng!
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó,
Non nước đầy vơi có biết không?

Bài thơ trào phúng Ông phỗng miêu tả hình ảnh ông phỗng đá trên hòn non bộ. Thế nhưng ông mượn hình ảnh này để mỉa mai, đả kích những người không chịu hành động trong thời khắc có liên quan tới vận mệnh của đất nước.

Đĩ Cầu Nôm

Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ?
Trời sinh ra cũng để mà chơi!
Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,
Chơi thủng trống long dùi âu mới thích.
Đĩ bao tử càng chơi càng lịch,
Tha hồ cho khúc khích chị em cười:
Người ba đấng, của ba loài,
Nếu những như ai thì đĩ mốc.
Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc,
Khá khen thay làm đĩ có tông.
Khắp giang hồ chẳng chốn nào không,
Suốt Nam Bắc Tây Đông đều biết tiếng.
Đĩ mười phương chơi cho đủ chín,
Còn một phương để nhịn lấy chồng.
Chém cha cái kiếp đào hồng,
Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số.
Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó,
Mai sau ngày giỗ có văn nôm.
Cha đời con đĩ cầu Nôm.

Cầu Nôm thuộc làng Đại Đồng ở Hải Hưng. Ở đây có nghề đúc nồi đồng bán khắp nơi và mua nồi hỏng về đúc lại. Ca dao có câu “Nồi nát lại về Cầu Nôm, Con gái nỏ mồm về ở với cha”. Nguyễn Khuyến dùng Cầu Nôm với ý là làm đĩ khắp nơi rồi lại về quê quán. Bài thơ phê phán đạo đức xã hội bấy giờ xuống cấp, thối nát đương thời.

Hội Tây

Bài thơ: "Hội tây" của Nguyễn Khuyến

Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,
Thằng bé lom khom nghé hát chèo.
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.
Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!

Qua những dòng thơ trong bài “hội Tây”, Nguyễn Khuyến đã mang đến một tiếng cười đau đớn trước xã hội. Qua đó tác giả lên án xã hội thực dân phong kiến, thức tỉnh những người dân đang bị bọn thực dân Pháp làm cho mụ mị. Mạnh mẽ lên án tố cáo thực trạng xã hội, mang đến những bài học sâu sắc cho mọi người.

Thầy đồ ve gái góa

Ở goá thế gian này mấy mụ,
Đi ve thiên hạ thiếu chi thầy.
Yêu con cũng muốn cho thầy dạy,
Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây.

Bài thơ phê phán những biểu hiện lố lăng, kệch cỡm, với giá trị đạo đức truyền thống bị khuynh đảo bởi cái gọi là “khai sáng văn minh” mà thực dân Pháp mang tới. Đến cả thầy đồ là người có học thức nhưng đạo đức bị suy đồi, đánh mất lương tri trước tiền tài và danh vọng.

Hoài Cổ

Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười,
Sự đời đến thế, thế thời thôi!
Rừng xanh núi đỏ hơn nghìn dặm,
Nước độc ma thiêng mấy vạn người.
Khoét rỗng ruột gan trời đất cả,
Phá tung phên giậu hạ di rồi.
Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ,
Mấy trắng về đâu nước chảy xuôi.

Bài thơ thể hiện sự tự nhận thức của Nguyễn Khuyến về tài năng, về vận mệnh của mình và một thời đại, một thế hệ. Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc nhưng lại rất tinh tế, sâu sắc đã châm biếm từ bản thân đến thế hệ ngày ấy, khiến cho người đọc ngỡ ngàng. Vậy nên từ đây say trong men rượu, ông đồng ý bỏ hết về với thiên nhiên và tận hưởng những ngày tháng an nhàn, dù tâm vẫn lo lắng cho nghiệp nước, sự đời!

Vậy là các bạn vừa được tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và nghệ thuật trào phúng của nhà thơ Nguyễn Khuyến cùng tuyển tập thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến hay nhất. Hi vọng, sau khi chia sẻ cùng bài viết bạn có thêm nhiều trải nghiệm khó quên. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau !

BÀI VIẾT LIÊN QUAN