6 Phương pháp phân biệt lụa tơ tằm thật - giả cực chuẩn xác

Thiều Hoa » Blog » Kiến thức về thời trang » 6 Phương pháp phân biệt lụa tơ tằm thật - giả cực chuẩn xác
Theo dõi Thiều Hoa trên Thiều Hoa Google News
Cách phân biệt giữa khăn lụa tơ tằm thật và giả chính xác đến 99%. Phân loại các loại vải lụa (tơ tằm) có trên thị trường hiện nay

Chắc hẳn ai trong chúng ta đã từng một lần nghe đến scandal của Khải Silk, " treo khăn lụa Việt bán lụa Trung". Dù vụ lùm xùm này đã trôi qua nhưng mối bận tâm khi mua hàng vẫn còn. Những câu hỏi lớn nhất được đặt ra " Làm thế nào để phân biệt vải lụa thật và lụa pha, vải lụa tơ tằm?". Số tiền bỏ ra liệu có nhận được sản phẩm xứng đáng? Thấu hiểu được những băn khoăn đó, bài viết sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản để nhận biết sản phẩm, phân biệt các loại vải vải lụa tơ tằm trên thị trường Có hai cách cơ bản để phân biệt khăn lụa tơ tằm truyền thống và khăn pha. Cách thứ nhất là chạm và vò khăn. Cách này thường được sử dụng trong cửa hàng trước khi mua. Tuy nhiên, vì là những cảm nhận qua xúc giác nên độ chính xác tương đối ổn. Cách thứ hai, dùng một mảnh vải nhỏ của sản phẩm để đốt. Cách này cho độ tin cậy cao hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng biết rõ chất nào được pha.

Vải lụa (vải lụa tơ tằm) là gì?

Với chất liệu lụa được làm từ sợi tơ, lấy trực tiếp từ tơ tằm tự nhiên. Nó đòi hỏi ở người làm những công đoạn đầy sự kỹ thuật và tỉ mỉ, chu đáo. Nó đã nhanh chóng làm dậy sóng trên thị trường cùng những tính chất đặc biệt. Cùng với đó nó cũng thu hút được rất nhiều giới thượng lưu. Vải lụa tơ tằm được xem như là ông hoàng của ngành vải với giá thành cao hơn rất nhiều so với những loại vải như vải đũi, vải lanh, kate, và thậm chí là vải jean. [caption id="attachment_5491" align="aligncenter" width="600"]Khăn Lụa Tơ Tằm Liễu Rủ Hồ Gươm - Xanh Khăn Lụa Tơ Tằm Liễu Rủ Hồ Gươm - Xanh[/caption]

Ưu điểm các loại vải lụa

Vì được sản xuất từ tự nhiên 100% cùng với những quy trình thủ công nên vải lụa tơ tằm trở nên mịn màng, bền và chắc hơn. Và đặc biệt không pha thêm bất cứ chất liệu nào khác. Và đây cũng chính là lý do khiến vải lụa trở nên an toàn với người sử dụng vì không gây kích ứng da đối với những người dễ mẫn cảm. Phù hợp với mọi thời tiết, mát mẻ với mùa hè và ấm áp khi mùa thu. Bạn chẳng cần cứ tới mùa lại nghĩ đến việc sắm đồ rồi chọn loại gì cho hợp thời tiết. Khăn lụa tơ tằm sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của bạn. Khác hẳn với các sợi nylon thì vải lụa có tính hút ẩm cực tốt, không lo ảnh hưởng của mồ hôi.

6 Cách phân biệt vải lụa thật - giả

1. Phân biệt lụa tơ tằm bằng mắt và xúc giác

Theo kinh nghiệm của những người làm nghề, có 4 đặc điểm cơ bản để phân biệt. Thứ nhất, khăn lụa tơ tằm Việt Nam 100% cho cảm giác mát khi chạm vào lụa nhưng không lạnh. Tiếp theo, lụa rất mỏng, nhẹ và mềm mại. Thứ ba, lụa rất bóng mượt và óng ả. Bên cạnh đó, khi quàng khăn lụa trên người, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, không bị dính vào da khi trời lạnh. Một điểm lưu ý cuối cùng, lụa thật thường không bị nhăn và nhàu. Trước khi mua sản phẩm, khách hàng nên thử vò lụa rồi thả tay ra. Nếu sản phẩm không trở về nguyên dạng ban đầu thì đó là lụa pha. [caption id="attachment_19458" align="aligncenter" width="600"]Dùng tay để cảm nhận lụa tơ tằm Dùng tay để cảm nhận lụa tơ tằm[/caption]

2. Phân biệt bằng cách đốt mảnh vải

Thế nhưng, với công nghệ làm giả tinh vi như hiện nay, rất khó để phân biệt được khăn thật. Do đó, ông Lê Thái Vũ, Chủ tịch HĐQT Làng lụa Hội An đã chỉ một cách cơ bản, đơn giản. Dùng một mảnh vải nhỏ của sản phẩm, đốt lên thì mới biết rõ được. Lụa tơ tằm thật khi đốt lên sẽ có mùi khét như tóc, sau đó thì lửa tắt ngay. Lửa cháy thành muội than, khi dùng tay chạm lên sẽ không bị nóng. Nếu đốt lên mà sợi vải cháy khét mùi nylon đặc trưng, vón cục, dễ gây bỏng thì chắc chắn khăn được pha polyester. Còn đốt mảnh lụa tơ tằm pha cotton thì sản phẩm có mùi giấy cháy, không tạo muội than. [caption id="attachment_19457" align="aligncenter" width="590"]Đốt vải cũng là một phương pháp hữu hiệu để phân biệt lụa tơ tằm Đốt vải cũng là một phương pháp hữu hiệu để phân biệt lụa tơ tằm[/caption]

3. Phân biệt lụa tơ tằm bằng nhẫn

Bạn có vẻ nghi ngờ về phương pháp này? Thật chất nó khá thú vị đấy. Dùng một chiếc khăn lụa tơ tằm có kích thước 90*90cm; luôn qua chiếc nhẫn có đường kính 16mm. Khăn lụa thật sẽ không bị kẹt mà nhẹ nhàng lướt qua; dĩ nhiên lụa giả sẽ bị mắc kẹt lại. Với những mảnh vải lụa có kích thước lớn hơn thì bạn nên dùng phương pháp khác vì không thể kiểm soát được. [caption id="attachment_19456" align="aligncenter" width="600"]Chỉ với một chiếc nhẫn bạn cũng có thể phân biệt được đâu là lụa tơ tằm thật - giả đấy Chỉ với một chiếc nhẫn bạn cũng có thể phân biệt được đâu là lụa tơ tằm thật - giả đấy[/caption]

4. Dùng ánh sáng

Lụa tơ tằm được dệt từ các sợi tơ nguyên chất, có độ bóng mượt, mịn và ánh kim. Trong khi đó, lụa pha sẽ không có ánh kim bóng bẩy như thế. Dùng ánh sáng là cách phân biệt khá hiệu quả, nhưng lại gây khó khăn nếu bạn không sành về lụa tơ tằm. Bởi, một số loại tơ tổng hợp, hay tơ cotton mỏng có độ bóng cao khi dệt cũng sẽ cho độ bóng tương tự. Và chỉ có thợ làm nghề lâu năm, hay những nhà buôn sành sỏi mới có thể phân biệt chúng dễ dàng.

5. Phân biệt lụa tơ tằm dựa vào giá cả

Một phương pháp phân biệt lụa tơ tằm thật - giả dễ hơn đó là dựa vào giá cả. Một điều hiển nhiên rằng  vải lụa thật sẽ có giá thành cao hơn; ngược lại loại lụa giả sẽ có giá rẻ hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên, đây chỉ được xem là phương pháp tham khảo; nếu trường hợp người bán đưa mức giá lụa giải ngang bằng với lụa thật thì cách này không còn tác dụng nữa.

6. Thử nghiệm bằng phản ứng hóa học

Bạn cũng có thể phân biệt lụa tơ tằm thật - giả bằng phương pháo phản ứng hóa học. Cách này được tiến hành như sau: để 2 mẫu thử vào hợp chất gồm: 16g copper sulphate, 8g glyserine, 1 thìa caustic, 150cc nước. Nếu là lụa tơ tằm thật sẽ bị tan ra trong dụng dịch trên; còn lụa pha thì không như vậy. Đây cũng là cách mà Cục Tiêu Chuẩn thưởng sử dụng kiểm tra chất lượng các sản phẩm để xem xét việc cho nên lưu hành sản phẩm đó hay không.

Phân loại 8 loại vải lụa phổ biến

1. Lụa Twill

Twill là sản phẩm vải có thiết kế sợi chéo, bền chắc. Vải Twill có hai bề mặt không giống nhau. Cùng được dệt từ sợi tơ tằm, cấu trúc vải chéo đem lại cho Twill cảm giác chắc chắn, dày dặn và độ rũ cao hơn lụa habotai mà vẫn mềm mại, mát rượi. Lụa Twill có độ bóng vừa phải, không bóng bảy như satin nên phù hợp với mọi lứa tuổi. [caption id="attachment_13317" align="aligncenter" width="600"]Khăn lụa twill Khăn lụa twill[/caption] Lụa tơ tằm Twill thích hợp cho những sản phẩm thời trang như váy, quần tây hoặc trang phục đầm công sở. Tạo cảm giác nhẹ nhàng thoải mái khi mặc, không gây khó chịu, kích thích da.

 2. Lụa Satin

Satin là loại vải dệt áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn. Tạo ít sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc (satin weave). Trong kiểu dệt vân đoạn này, sợi ngang chui xuống dưới một sợi dọc sau đó đè lên trên ít nhất hai sợi dọc và tiếp tục như vậy. Sợi ngang tiếp theo sẽ được dịch qua phải ít nhất hai sợi dọc. Qua cách này sẽ cho ra vải mặt trên có nhiều sợi ngang song song hơn. Việc khiến cho vải có độ bóng tùy thuộc vào ánh sáng chiếu lên. Cách dệt này tạo cho vải có hai mặt và mặt sau phần nhiều là sợi dọc. Qua kỹ thuật dệt đó, vải có bề mặt láng và bóng ở mặt trên và thô mờ ở mặt dưới. Tùy theo loại tơ, sợi vải có thể nặng nhẹ, thô, mờ hay láng bóng, mềm mại khác nhau. [caption id="attachment_12177" align="aligncenter" width="600"]Khăn Lụa Satin Trống Đồng Khăn Lụa Satin Trống Đồng[/caption] Bên cạnh đó, với sắc màu đặc biệt của satin tơ tằm cùng với tính năng mềm mại, không gây kích ứng da; satin cũng được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất cao cấp để làm drap trải giường, bọc áo gốil chăn mền và nệm ghế salon, rèm cửa; tạo nên không gian nội thất hài hòa, sang trọng.

3. Lụa Twist Silk

Đặc điểm là 50% silk và 50% visco có ánh sắc rất đẹp; mỗi khi ánh sáng chiếu vào, những sợi tơ sẽ ánh lên hai thứ sắc pha trộn nhau. Với công nghệ dệt hiện đại; lụa hai da vừa mềm mại và có độ bóng, vừa dễ ủi, ít nhăn và có độ bền cao. Đến với cửa hàng vải, bạn có thể có bắt gặp một bộ sưu tập lụa tơ tằm hai da màu sắc và hoa văn phong phú. Tùy theo nhu cầu bạn có thể chọn lựa màu vải phủ hợp may những kiểu áo thời trang trẻ, năng động; hoặc may áo dài; pijama mặc nhà, áo cánh, áo bà ba hoặc áo khoác, đồ ngủ. [caption id="attachment_19452" align="aligncenter" width="600"]Khăn lụa tơ tằm Twist Silk Khăn lụa tơ tằm Twist Silk[/caption]

Đọc tiếp: Ứng dụng của vải silk trong thời đại ngày nay

 4. Lụa Jacquard

Jacquard là công nghệ dệt các hoa văn và họa tiết chìm lên mặt vải nên sang trọng và đắt tiền hơn vải in hoa. Tên Jacquard được đặt theo tên nhà sáng chế loại máy dệt vải họa tiết chìm này, Joseph Marie Jacquard . Vải lụa tơ tằm dệt hoa Jacquard là tên gọi chung, tùy theo chất liệu sợi tơ dệt, có thể là Jacquard Cotton, Jacquard CVC, hay Jacquard polyester. Bản thân tên gọi Jacquard không thể hiện chất liệu được sử dụng. Vải Jacquard có bề mặt láng bóng có nhiều mẫu hoa văn phong phú giúp cho khách hàng dễ lựa chọn. [caption id="attachment_7013" align="aligncenter" width="640"]Chất liệu len spandex Chất liệu Jacquard[/caption] Jacquard được dệt từ 100% sợi tơ tằm thiên nhiên, mềm mại, nuột nà, óng ả. Bên cạnh màu sắc tươi trẻ, đa dạng, óng ánh đặc trưng của tơ tằm, các hoa văn phong phú trong kỹ thuật dệt hoa văn chìm đem lại sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng.

 5. Lụa Taffeta

Taffeta là tên loại vải dệt láng bóng từ sợi tơ hoặc các sợi nhân tạo. Chữ này có xuất xứ từ Ba từ và có nghĩa là “”twisted woven””- dệt xoắn. Có hai loại vải taffeta, loại nhuộm sợi và loại nhuộm miếng. Loại vải taffeta nhuộm miếng thường dùng làm vải lót và tương đối mềm. Loại nhuộm sợi thường cứng đơ hơn và thường dùng làm áo dạ hội. [caption id="attachment_19453" align="aligncenter" width="640"]Chất liệu được sử dụng nhiều trong cá trang phục dạ hội Chất liệu được sử dụng nhiều trong cá trang phục dạ hội[/caption] Sản phẩm taffeta có độ bóng, độ cứng, “ đứng mình”, lại không bám da vào mùa đông nên phù hợp để may áo cưới, áo vest, áo khoác, váy ngắn, quần tây hay kết hợp với các loại chất liệu khác để may sản phẩm thời trang công sở, dạo phố”

 6. Organza

Organza có cấu trúc dệt như taffeta . “Mình” hàng organza hơi cứng hơn Taffeta nhưng thưa và mỏng hơn và có thể nhìn xuyên suốt. Organza sử dụng thích hợp nhất là các sản phẩm may mặc hoặc trang trí cho áo cưới hoặc đầm dạ hội sang trọng. Độ cứng, đứng mình của Organza đem lại cho áo cưới vẻ đẹp độc đáo. [caption id="attachment_19454" align="aligncenter" width="600"]Organza sử dụng thích hợp nhất là các sản phẩm may mặc hoặc trang trí cho áo cưới hoặc đầm dạ hội sang trọng Organza sử dụng thích hợp nhất là các sản phẩm may mặc hoặc trang trí cho áo cưới hoặc đầm dạ hội sang trọng[/caption]

 7. Lụa Damask

Cũng kiểu dệt vân đoạn nhưng qua sự thay đổi giữa sợi ngang và sợi dọc, người ta có thể tạo các hoa văn trên vải (Damask). Các mẫu hoa văn rắc rối chỉ có thể làm được bằng cách điều chỉnh các sợi dọc trên máy dệt, điều này chỉ thực hiện được với máy dệt Jacquard. Damask silk được thiết kế và dệt theo công nghệ của Đức . Hoa văn của Damask silk được cập nhập từ các thị trường như Ý, Pháp và Đức nên có nhiều kiểu hoa văn lạ. [caption id="attachment_19455" align="aligncenter" width="600"]Loại vải lụa có hoa văn độc đáo Loại vải lụa có hoa văn độc đáo[/caption]

8. Lụa Đũi

Tussah là sản phẩm được dệt từ những sợi tơ thô của con tằm. Ngoài các màu trơn, lụa đũi cũng được in hoa văn tạo thêm nhiều cá tính độc đáo. Đũi có bề mặt hơi khô nhưng có độ bóng nhẹ nên thích hợp cho sản phẩm suit. Ngoài ra, sản phẩm Đũi còn được dùng để làm khăn. Giữ độ ấm rất tốt cho những điều kiện thời tiết lạnh vào mùa đông. [caption id="attachment_8318" align="aligncenter" width="600"]Áo vải đũi cao cấp M718 Áo lụa đũi cao cấp[/caption]

Đặc trưng cơ bản của nghề dệt khăn lụa tơ tằm Việt Nam

Vì lụa tơ tằm truyền thống được dệt bằng khung cửi nên sản phẩm sẽ có một vài lỗi nhỏ. Hơn nữa, lụa khi dệt xong sẽ có màu trắng ngà, ít có màu trắng tinh. Bên cạnh đó, các hoa văn thường theo những khuôn mẫu sẵn có như: tùng, cúc, mai, rồng,... hoặc khăn màu trơn. Hầu hết, khổ vải sẽ theo khổ của khung truyền thống. Thường là 2 loại khung với 2 kích cỡ 0,9m và 1,15m. Trong khi đó, trên thị trường, khăn lụa Trung Quốc ngày càng phổ biến. Chất liệu bóng, mịn. Khổ vải đa dạng, nhiều kích thước. Hoa văn trẻ trung, phức tạp và theo xu hướng đang thịnh hành. Tuy nhiên, giá của những khăn này rẻ hơn rất nhiều so với khăn lụa truyền thống. [caption id="attachment_11716" align="aligncenter" width="600"]Khăn Quàng Cổ Hoa Lan Hồ Điệp TUK004 Khăn Lụa Tơ Tằm Việt Nam Hoa Lan Hồ Điệp[/caption]

Một số làng dệt lụa tơ tằm nổi tiếng và lâu đời

Hiện nay có rất nhiều hộ gia đình có 5 đến 7 đời theo nghề dệt lụa tơ tằm và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Mục tiêu trước mắt là xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Bên cạnh đó, họ âm thầm gửi gắm tinh hoa của người con Đất Việt vào từng mảnh vải. Những sản phẩm ấy góp phần quảng bá du lịch nước nhà đến bạn bè khắp năm châu. Nhờ đó, nét đẹp của từng thành phố, làng quê Việt Nam được hiện lên rõ nét. Chẳng hạn như sự sôi động của Sài Gòn, sự bình yên của Hội An nên thơ,... Một số làng dệt nổi tiếng và lâu đời hiện nay: làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng lụa Nha Xá (Hà Nam), làng nghề dệt đũi ở Nam Cao (Thái Bình),... Trên đây là một số cách để phân biệt lụa tơ tằm thật và lụa pha. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp những đặc trưng cơ bản trong nghề dệt khăn truyền thống. Hi vọng, các bạn đã "gói ghém" được những thông tin bổ ích cho mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN