Vải lụa (tơ tằm) – ông hoàng của ngành vải. Mịn màng là một trong những đặc tính nổi trội nhất của vải lụa. Có thể nói nó được sử dụng như một thứ không thể thiếu trong giới thời trang hiện nay. Vải lụa được xem là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trong tất cả gia đình từ may mặc đến các mục đích khác. Nghe đến đây cũng đủ khiến các bạn tò mò xem điều gì khiến nó được khen ngợi như vậy. Nếu tò mò thì cùng theo tôi để được giải đáp và phân biệt các loại vải này nhé!
Vải lụa là gì?
Với chất liệu lụa được làm từ sợi tơ, lấy trực tiếp từ tơ tằm tự nhiên. Nó đòi hỏi ở người làm những công đoạn đầy sự kỹ thuật và tỉ mỉ, chu đáo. Nó đã nhanh chóng làm dậy sóng trên thị trường cùng những tính chất đặc biệt. Cùng với đó nó cũng thu hút được rất nhiều giới thượng lưu. Vải lụa được xem như là ông hoàng của ngành vải với giá thành cao hơn rất nhiều so với những loại vải như vải đũi, vải lanh, kate, và thậm chí là vải jean.
Nguồn gốc các loại vải lụa
Với sự xuất hiện từ rất lâu trước đây tại Trung Quốc. Nhưng nó lại thu hẹp người tiêu dùng chỉ vì giá thành quá cao. Nhưng về sau, khi thị trường Trung Quốc mở rộng thì giá thành của nó cũng có xu hướng giảm. Càng về sau nó càng mang lại sự ảnh hưởng đối với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Được du nhập vào Việt Nam dưới thời vua Hùng Vương thứ VI. Với cô con gái có biệt tài nói chuyện với chim và bướm nâu đẻ trứng thành sâu, ăn cây dâu và nhả ra tơ vàng. Và cách gọi tên những sợi tơ hay tên con tằm đều do My Nương Thiều Hoa đặt.
Cho đến ngày nay tên gọi nó vẫn được giữ nguyên như vậy. Đến sau này người dân phát triển nghề dệt lên một tầm cao mới. Vải lụa một lần nữa trở thành trung tâm làm náo loạn cả thị trường trong nước lẫn ngoài nước.
Ưu điểm các loại vải lụa
Vì được sản xuất từ tự nhiên 100% cùng với những quy trình thủ công nên vải trở nên mịn màng, bền và chắc hơn. Và đặc biệt không pha thêm bất cứ chất liệu nào khác. Và đây cũng chính là lý do khiến vải lụa trở nên an toàn với người sử dụng vì không gây kích ứng da đối với những người dễ mẫn cảm. Phù hợp với mọi thời tiết, mát mẻ với mùa hè và ấm áp khi mùa thu. Bạn chẳng cần cứ tới mùa lại nghĩ đến việc sắm đồ rồi chọn loại gì cho hợp thời tiết. Vải lụa sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của bạn.
Đặc tính của vải lụa
Vải lụa được xem như là một trong những loại vải nguồn gốc thiên nhiên bền bỉ nhất hiện nay. Do được cấu tạo từ sợi tự nhiên nên độ co giãn của vải lụa khá thấp, chỉ đạt mức trung bình. Vải lụa có cấu trúc gần giống với hình tam giác. Do đó, khi có ánh sáng chiếu vào, người dùng sẽ quan sát được sự phản chiếu óng ánh một cách tự nhiên của vải lụa qua các góc nhìn khác nhau. Do được tạo thành từ tơ tằm nên vải lụa có khả năng giữ nước khá tốt. Cũng chính đặc điểm này mà khi mặc vải lụa ta sẽ có cảm giác vải hay bám vào da.
Tuy nhiên, nó vẫn được xem là loại vải có khả năng giữ ấm tốt khi thời tiết trở lạnh đặc biệt là những ngày mùa đông lạnh giá. Bên cạnh đó chất liệu vải lụa này không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng. Và đây cũng là loại sợi tự nhiên không có bất kỳ hóa chất nào nên ta phải vệ sinh thường xuyên để tránh sâu bọ.
Làm sao để chọn được lụa tơ tằm thật?
Sợi tơ tằm xét về bản chất tương tự như tóc của con người. Do đó, khi đốt sẽ có đặc điểm: sinh ra mùi khét, tạo thành than vón cục. Khi dùng tay miết nhẹ phần than này sẽ thấy chúng tan rất nhanh. Lụa tơ tằm thật có màu sắc tự nhiên, sờ vào thấy mềm mại.
>> Có thể bạn quan tâm:
Tham khảo ngay giày nữ trung niên cao cấp và thời thượng của Thiều Hoa!
Ứng dụng các loại vải lụa vào cuộc sống
Ứng dụng trong thời trang là một trong những yêu cầu hàng đầu của vải lụa. Nó sẽ hiển nhiên cho ra thị trường những mẫu mã đa dạng, phong phú cũng không kém phần màu sắc. Hoán đổi cho người mặc những phong cách mới mẻ hơn bao giờ hết.
Đồ dùng nội thất hay đồ trang trí là sự lựa chọn tiếp theo được làm từ vải lụa. Vì sự an toàn từ tự nhiên, nó tạo cho khách hàng một lòng tin tuyệt đối. Và trong ứng dụng này vải lụa đánh thẳng vào tâm lý của khách hàng bằng tính thẩm mỹ cao với các mẫu mã đa dạng, bắt mắt.
Khăn Lụa Tơ Tằm[/caption] Bên cạnh đó, lụa tơ tằm còn thoáng mát, có sự đàn hồi tốt. Ánh sắc ngọc trai tự nhiên tôn lên sự sang trọng, thanh cao của người mặc. Tuy nhiên để chọn lựa được lụa tốt và biết cách bảo quản là không dễ dàng.
Để có được tấm vải lụa tơ tằm đẹp mãi với thời gian phải chú ý rất nhiều.. Những tấm vải lụa tơ tằm rất được yêu thích nhờ nét đẹp tự nhiên, sang trọng. Mỗi sợ tơ tằm là sự đúc kết bền bỉ từ hoạt động nhả kén của những con tằm ăn dâu. Ưu điểm của vải lụa tơ tằm là sự mềm mại, rủ nhẹ, rất phù hợp để may áo dài, khăn quàng cổ,...
Phân Loại các loại vải lụa
1. Lụa Twill
Twill là sản phẩm vải có thiết kế sợi chéo, bền chắc. Vải Twill có hai bề mặt không giống nhau. Cùng được dệt từ sợi tơ tằm, cấu trúc vải chéo đem lại cho Twill cảm giác chắc chắn, dày dặn và độ rũ cao hơn lụa habotai mà vẫn mềm mại, mát rượi.
Lụa Twill có độ bóng vừa phải, không bóng bảy như satin nên phù hợp với mọi lứa tuổi. Lụa Twill thích hợp cho những sản phẩm thời trang như váy, quần tây hoặc trang phục đầm công sở. Tạo cảm giác nhẹ nhàng thoải mái khi mặc , không gây khó chịu, kích thích da.
2. Lụa Satin
Satin là loại vải dệt áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn. Tạo ít sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc (satin weave). Trong kiểu dệt vân đoạn này, sợi ngang chui xuống dưới một sợi dọc sau đó đè lên trên ít nhất hai sợi dọc và tiếp tục như vậy. Sợi ngang tiếp theo sẽ được dịch qua phải ít nhất hai sợi dọc.
Qua cách này sẽ cho ra vải mặt trên có nhiều sợi ngang song song hơn. Việc khiến cho vải có độ bóng tùy thuộc vào ánh sáng chiếu lên. Cách dệt này tạo cho vải có hai mặt và mặt sau phần nhiều là sợi dọc. Qua kỹ thuật dệt đó, vải có bề mặt láng và bóng ở mặt trên và thô mờ ở mặt dưới. Tùy theo loại tơ, sợi vải có thể nặng nhẹ, thô, mờ hay láng bóng, mềm mại khác nhau. [caption id="attachment_5140" align="aligncenter" width="800"]
Các loại vải lụa: Satin[/caption] Bên cạnh đó, với sắc màu đặc biệt của lụa satin tơ tằm cùng với tính năng mềm mại, không gây kích ứng da, lụa satin cũng được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất cao cấp để làm drap trải giường, bọc áo gối, chăn mền và nệm ghế salon, rèm cửa, tạo nên không gian nội thất hài hòa, sang trọng.
3. Lụa hai da- Twist Silk
Đặc điểm của lụa này là 50% silk và 50% visco có ánh sắc rất đẹp, mỗi khi ánh sáng chiếu vào, những sợi tơ sẽ ánh lên hai thứ sắc pha trộn nhau. Với công nghệ dệt hiện đại, lụa hai da vừa mềm mại và có độ bóng, vừa dễ ủi, ít nhăn và có độ bền cao.
Đến với cửa hàng vải, bạn có thể có bắt gặp một bộ sưu tập lụa hai da màu sắc và hoa văn phong phú. Tùy theo nhu cầu bạn có thể chọn lựa màu vải phủ hợp may những kiểu áo thời trang trẻ , năng động, hoặc may áo dài , pijama mặc nhà , áo cánh , áo bà ba hoặc áo khoác , đồ ngủ. Sản phẩm “lụa 2 da” không gây kích thích da khi mặc, không hít vào người khi trời lạnh.
Với đặc tính nhẹ nhàng, mát vào mùa hạ, ấm vào mùa đông, bạn có thể sẽ yêu thích và cảm thấy thoải mái với việc sử dụng chất liệu vải này mọi lúc, mọi nơi. Sản phẩm có thể giặt tay với xà phòng tắm. Lụa 2 da có thể ra màu nhẹ nên bạn nên tránh giặt chung với những sản phẩm khác màu.
4. Lụa gấm Jacquard
Jacquard là công nghệ dệt các hoa văn và họa tiết chìm lên mặt vải nên sang trọng và đắt tiền hơn vải in hoa. Tên Jacquard được đặt theo tên nhà sáng chế loại máy dệt vải họa tiết chìm này, Joseph Marie Jacquard.
Vải dệt hoa Jacquard là tên gọi chung, tùy theo chất liệu sợi tơ dệt, có thể là Jacquard Cotton, Jacquard CVC, hay Jacquard polyester. Bản thân tên gọi Jacquard không thể hiện chất liệu được sử dụng. Vải Jacquard có bề mặt láng bóng có nhiều mẫu hoa văn phong phú giúp cho khách hàng dễ lựa chọn.
Lụa Jacquard được dệt từ 100% sợi tơ tằm thiên nhiên, mềm mại, nuột nà, óng ả. Bên cạnh màu sắc tươi trẻ, đa dạng, óng ánh đặc trưng của tơ tằm, các hoa văn phong phú trong kỹ thuật dệt hoa văn chìm đem lại sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng.
5. Lụa Taffeta
Taffeta là tên loại vải dệt láng bóng từ sợi tơ hoặc các sợi nhân tạo. Chữ này có xuất xứ từ Ba từ và có nghĩa là “”twisted woven””- dệt xoắn. Có hai loại vải lụa taffeta, loại nhuộm sợi và loại nhuộm miếng. Loại vải taffeta nhuộm miếng thường dùng làm vải lót và tương đối mềm. Loại nhuộm sợi thường cứng đơ hơn và thường dùng làm áo dạ hội.
Sản phẩm taffeta có độ bóng, độ cứng, “ đứng mình”, lại không bám da vào mùa đông nên phù hợp để may áo cưới, áo vest, áo khoác, váy ngắn, quần tây hay kết hợp với các loại chất liệu khác để may sản phẩm thời trang công sở, dạo phố”
6. Lụa organza
Organza có cấu trúc dệt như taffeta . “Mình” hàng organza hơi cứng hơn Taffeta nhưng thưa và mỏng hơn và có thể nhìn xuyên suốt. Organza sử dụng thích hợp nhất là các sản phẩm may mặc hoặc trang trí cho áo cưới hoặc đầm dạ hội sang trọng Độ cứng, đứng mình của Organza đem lại cho áo cưới vẻ đẹp độc đáo.
7. Lụa Damask
Cũng kiểu dệt vân đoạn nhưng qua sự thay đổi giữa sợi ngang và sợi dọc, người ta có thể tạo các hoa văn trên vải (Damask). Các mẫu hoa văn rắc rối chỉ có thể làm được bằng cách điều chỉnh các sợi dọc trên máy dệt, điều này chỉ thực hiện được với máy dệt Jacquard. Damask silk được thiết kế và dệt theo công nghệ của Đức . Hoa văn của Damask silk được cập nhập từ các thị trường như Ý, Pháp và Đức nên có nhiều kiểu hoa văn lạ.
8. Lụa Tussah (Lụa Đũi)
Lụa Tussah là sản phẩm được dệt từ những sợi tơ thô của con tằm. Ngoài các màu trơn, lụa đũi cũng được in hoa văn tạo thêm nhiều cá tính độc đáo. Đũi có bề mặt hơi khô nhưng có độ bóng nhẹ nên thích hợp cho sản phẩm suit. Ngoài ra, sản phẩm Đũi còn được dùng để làm khăn. Giữ độ ấm rất tốt cho những điều kiện thời tiết lạnh vào mùa đông. [caption id="attachment_5402" align="aligncenter" width="596"]
Các loại vải lụa: Đũi[/caption]
Giá thành vải lụa tơ tằm
Với giá lụa tằm thô nó rơi vào khoảng 1.443.036 đồng/kg. Với lụa tơ tằm truyền thống giá thành nó lại cao hơn dao động từ 175.000 đồng/mét đến 400.000 đồng/mét đối với loại vải mỏng. Còn riêng giá vải dày phải lên đến 450.000 đồng/mét.
Không chỉ dừng lại ở đó, với những loại vải lụa sau khi in nó có giá cao hơn loại lụa trơn hoàn toàn. Với giá từ 350.000 đến 800.000 đồng/mét, dày thì lên đến 900.000 đồng/mét. Phải chi đến 1.000.000 đồng nếu muốn sở hữu loại vải với nhiều hoa văn và họa tiết được in sẵn. Quả nhiên được mệnh danh là loại vải của vua chúa.
Với nguồn gốc xuất hiện tại thời quý tộc nên giá thành của nó chẳng rẻ tí nào. Khiến khá nhiều người phải cân nhắc khi sử dụng nó. Dù xuất hiện lâu đời, từ rất nhiều năm về trước. Nhưng vải lụa chưa một lần làm khách hàng thất vọng về nó. Mà nó càng ngày càng làm mưa làm gió trong và ngoài nước. Vị thế của nó cũng được khẳng định. Phải nói nó đứng vững trên thị trường mà chẳng chút sụt giảm.
Hiểu Thêm:
- Vải tafta là gì? Vì sao vải tafta được yêu chuộng hiện nay?
- Vải silk là gì? Ứng dụng của vải silk trong thời đại ngày nay
- Vải Umi là gì? Vải Umi dễ bị nổi nấm mốc là do đâu?